Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Không phân loại
Chủ đề: 
Tình bạn 2010
  (41 trả lời)
  Next
# 2576
  21 tháng 12, 2010 05:56  Nguyen Pham viết
Locked Chủ đề đã đóng

Các Be thân,
Năm 2010 sắp hết, quỹ thời gian của chúng ta lại mất thêm 365 ngày nữa, cái ngày " đi bán muối" của mỗi người nó đến gần hơn.
Có thể nói, đối với Nguyên, năm 2010 là năm sống động nhất, năm có nhiều thay đổi.
Cuộc sống đang bình lặng, thì Taberd.org xuất hiện và các bạn cũ từ thời niên thiếu ào ào hiện ra, cứ như trong mơ vậy. Rồi những buổi họp mặt ở VN, ở Mỹ... nơi đâu tình bạn cũng thật kỳ lạ. gặp nhau bằng xương bằng thịt, qua phone hoặc qua skype đều thật đầm ấm Những xa lạ bỡ ngỡ ban đầu hình như không có, mà cứ như thân quen, gặp nhau chỉ biết vồn vã quắn qúit với nhau.Có lẽ đó là tình bạn Taberd.
Không bao giờ quên được buổi đầu tiên vừa đăng ký lên Taberd.org, là có ông bạn Lý minh Sơn gọi đến bắt bồ, dù chẳng biết LMS là ai và cũng chẳng hề học chung với ộng nội này ngày nào, nhưng có người liên lạc là Nguyên thấy hy vọng sẽ gặp được nhiều bạn khác mà mình đang muốn tìm,rồi sau đó là đi uống cà phê với bộ ba Nguyên, Sơn, Quới.
Qua nói chuyện , Nguyên có ngỏ ý muốn tìm Lý hữu Nghỉa, Huỳnh thiện Thông... thì chỉ ngày hôm sau, nhận được cú phone từ Canada gọi về của Cụ Nguyễn văn Em, và bạn M cho biết Lý hữu Nghĩa đang sống ở Canada và có liên hệ với M. Đúng là kỳ diệu. Sau đó là nhận được tin của Lê việt Quang, Nguyễn quốc Huy, Nguyễn trịnh Lương.Sơn mập với bộ vú ngày nào cũng hiện ra hahaha, sau đó lần lượt ra quá trời bạn.
Quen cũ có, không quen cũng có nhưng đã là bạn cũ Taberd 76 của mình là chơi hết, coi như thân tình hết,không chọn lựa.
Rồi thì một chuyến đi Mỹ để gặp các bạn ở xa, không thể ngờ được ngay chiều đầu tiên, vừa xuống máy bay là có tin Nghiêm quốc Việt đang săn lùng Nguyên kỹ, và ngay tối đó Việt Nghiêm cùng Hà gia Hoà đã phóng từ O.C xuống Los, để chỉ 3 anh em đi uống cà phê với nhau đến 12 giờ đêm. Không biết khi trở về nhà 2 bạn có bị Bu phạt không? vì tội đi khuya.
Nói thật, Nguyên không thể nghỉ rằng Việt lại săn đón Nguyên dữ dội như vậy, hơn cả đi đón người yêu xưa... từ Belgique qua.Lúc trở về VN cũng vậy, Nguyên đã ra phi trường rồi mà Việt, hoà và Võ long Hải còn đuổi theo, bắt phải đứng chờ để các bạn ...đến tiễn. Không thể hiểu nổi, tuyệt vời.
Còn những ngày ở O.C là những ngày tràn ngập tình bạn, họp mặp lu bù, nhậu mệt nghỉ do thủ lĩnh Sơn mập khởi xướng. Sơn mập dù rất bận nhưng vẩn ráng tổ chức nhậu để nhồi nhét vào bao tử Nguyên đủ thứ, và đặc biệt chuyến đi này được gặp lại chàng lãng tử Tom Chu, chàng cho sống trong hang động của chàng 2 ngày ở San Jose.
Rồi 4 chàng ngoại về VN là Q Huy, NV Em, Nguyễn ngô Hùng, Lê như Quốc Khánh, 35 năm gặp lại tận mặt... thật là vui. ( vì trước đó đã gặp nhau qua phone, qua skype) Những người bạn phương xa trở về, không quên những ông nội ở VN
Sau đó lại chuyến đi Mỹ lần nữa cùng Nguyễn quốc Huy, để dự đám cưới Lê thanh Cần, ôi thôi lần đi này gặp thêm nhiều bạn mới như Lê xuân Việt, Lý hưng Ngọc, La hoàn Tòng...
Kể đến đây mệt rồi, thôi nghỉ
Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Be nội đến với Be ngoại hoàn toàn là tình bạn chứ không vì mục đích gì khác. Đừng nghỉ xa xôi, tội cho bạn mình.
Quá nhiều cái mới nên một năm qua mau, đời người ngắn lại, hãy sống sao cho tốt để xứng đáng với lòng tốt của bè bạn.

Thân

Nguyên
# 2586
  22 tháng 12, 2010 00:13  Nguyen Pham viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Các Be thân, Chắc mọi người còn nhớ ngày xưa, đối diện Bưu điện Thành phố là nhà sách Liên Châu, chuyên bán sách và dụng cụ học sinh, đặc biệt là các sách hình Pháp như Tintin, Lucky Luke, Spirou et Fantasio.... nhưng ấn tượng hơn hết là sách truyện Xì Trum. Truyện Xì Trum với các nhân vật : Xì Trum chúa, Xì Trum Cận, Xì Trum mập, Xì Trum lười, Xì Trum hờn dỗi, Xì Trum...xì trum..... Bây giờ Be ta cũng đã gom được hơn trăm rồi, năm cũ sắp hết, năm mới 2011 sắp đến, mỗi Be cần có tên mới cho năm mới, vậy cho Nguyên được đặt tên cho các Be mình nhé, vì Nguyên là người được tiếp xúc tận ...răng với nhiều Be nhất nên nắm được tính tình, hình dạng, nghề nghiệp để đặt tên cho các Be. Trước tiên Be chúa là Lê việt Quang Đến các Be Mỹ thì có : Be Kim Nguyễn thái Sơn tức Sơn mập ( ai gặp Be này là được đi ăn nhà hàng Kim ) Be Ngầu Hà gia Hòa ( be này trông ngầu nhưng hiền khô à, rờ vô coi thì biết ) Be Sung Lý đức Thắng (già vẩn sung, vẩn vào hội CCN ) Be Quái Nghiêm quốc Việt ( các Be O.C ai cũng công nhận Be này là quái kiệt ) Be Bụ Bẩm Lê thanh Cần tức Cần Lù ( Be này bụ bẩm dể thương lắm ) Be Cận Trần văn Khoa tức Khoa Cận ( Be này không kiếng, mò hay lắm ) Be Bảnh Dương quang Khải ( tướng Be này bảnh lắm, bự thù lù ) Be Hói Đinh trọng Tín ( Be này sướng lắm, không tốn tiền hớt tóc ) Be Lãng tử Chu văn Thuỷ tức Tom Chu ( Be này thích chơi tới bến, uống tới nằm xả lai luôn ) Be Lạc quan La hoàn Tòng ( Be này cười giỡn suốt , mặc số phận cho Trời, chịu chơi hết mình ) Be Đa thê là '' bạn mình " ( bạn không cho nêu tên thật ) Be Sôi động Lý hưng Ngọc ( bàn nhậu có Be này là ồn ào vui vẻ ) Be Mướt Trần thanh Bảo ̣( Be này hát hay luôn bảnh bao láng mướt ) Be Điệu Cao đình Hưng ( Be này có giọng nói rất ướt át, điệu đàng ) Be Thanh lịch Lê ngọc Lân ( Be này phong lắm, Tom Chu mê mệt ) Be Bụi Lê anh Dũng ( Be này tướng tá và văn phong hơi bụi bụi ) Be Nghệ sỹ Lê xuân Việt ( Be này tướng rất nghệ sỹ, các em mê lắm ) Đến Các Be Canada Be Cụ Nguyễn văn Em ( Be này thích làm cụ, la ó rầy các Be ) Be Văn Khoa Nguyễn quốc Bảo ( Be này nhiều thông tin lắm, mỗi ngày gởi mọi người vài file coi chơi ) Be Đẹp giai Lý hữu Nghĩa ( Be này đẹp đến NV Em còn mê ) Be Hào hiệp Lê như Trầm ( Be này lúc nào cũng sẳn lòng móc hầu bao giúp người ) Canada nhiều bạn Nguyên tui không được tiếp xúc nên chỉ đặt tên đuược 4 Be, nhờ cụ M giúp dùm. Các Be Châu Âu Be Lang thang Nguyễn ngô Hùng tức Tây Ba Lô ( nghe Ba Lô là biết thích đi lung tung rồi ) Be Luật Lê như Quốc Khánh ( Be này thích ràng buộc mọi người vào luật chặt chẽ để khỏi cãi ) Be Quậy Nguyễn quang Sơn tức Sơn Lai ( Be này có khả năng quậy 180 độ luôn ) Be Vũ sư Nguyễn phước Hà tức Hải Hà ( Be này ngày xưa nổi tiếng nhảy đẹp ) Be Tếu Nguyễn minh Tân ( Be này nhìn thấy tếu tếu, văn phong cũng tếu tếu ) Be Nổ Chu mạnh Tuyến ( Be này sanh kế kho đạn, nổ văng miểng luôn ) Châu Âu Nguyên cũng không được tiếp xúc nhiều, nhờ Cu K bổ sung. Cuối cùng là Các Be nội Be Lăng xăng Lý minh Sơn ( Be này chỉ thích chạy ngoài đường, làm chuyện thiên hạ ) Be Lão Lý văn Quới ( Be này tóc bạc trắng nhưng vẩn ngon cơm ) Be Lỳ Nguyễn hoàng Dũng ( Be này bị thương ở chiến trường Campuchia, là thương binh nhưng vẩn thành danh, hiện là " ông chủ nhà in ", tất cả phải nghiên mình cảm phục. Be Phè Hoàng vĩnh Chúc ( Be này là Bác sỹ nhưng lè phè đếch chịu nổi ) Be Giáo nhậu Lê đình Dũng ( Be này sau giở cầm phấn là cầm ly ) Be Nghĩa tình La thu Chinh ( Be này rất tốt với bạn bè ) Be Khế Lưu thành Hiếu ( ông chủ quán Cây Khế ) Be Cúp điện Nguyễn thế Hùng ( Be này làm ngành điện ở VN, nhìn thấy Be là nhớ cảnh cúp điện triền miên ) Be Bưu điện Nguyễn kim Giao ( Be này không có gì đặc biệt, nên gọi tên theo nghề ) Be Phó nhòm Nguyễn hữu Tường ( Be này mê chụp hình ,làm hình cho bạn bè ) Be Hận Vũ văn Chính ( Be này hờn giận cuộc đời ) Be Già Trần ngọc Lâm ( Be này trông cụ hơn các bạn ) Be Thuế Văn tiến Nam ( Be này làm nghề thuế ) Be Sơ vơ Nguyễn trịnh Lương tức Tè Le ( Qua các bài viết thì thấy Be này sợ vợ nhất ) Be Hói cụ Lâm quốc Tiến ( Be này cũng hói như Đinh trọng Tín nhưng trông cao niên hơn ) Be Mùi Nguyễn kiến Phong ( Mùi đây không phải Dê, mà là có giọng ca cải lương rất mùi, có thể giới thiệu cho Be Cụ ở Canada để vô cái nhóm cải lương của Be Cụ ) Be Tràn dầu Đổ bá Cảnh ( Be này làm BP, nổi tiếng vụ tràn dầu ) Còn Be Thái Nguyễn quốc Huy ( Thái đây là sống ở Thái lan chứ không phải Thái giếng, đừng nghỉ bậy, vì hình như nó...vẩn còn ) Còn ta đây là Be gì đây. Be Nhàn , Be Nữa chữ, hay Be Mô Phạm ( chổ nào cũng thọc vô , ôi ghê quá ) Bye bye các bạn, nghỉ ra tới đây, mệt muốn xỉu luôn. Be nào bị tên xấu xin đừng chửi Mô Phạm này. Thân Nguyên
# 2587
  22 tháng 12, 2010 02:12  Lê Xuân Việt viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Trời Cali còn có một Be sau đây mà nhà mô Phạm quên nhắc đến có thể phiền toái về sau cho người, vì Be này khí công thâm hậu, có nhiều đường quyền siêu đẳng, xứng đáng với danh hiệu Be Ngoạ Hổ Tàng Long Nguyễn Tiến Đạt, với nhiều kinh nghiệm đục lộn trên sân cỏ sau nhà thờ Đức Bà Ngoài ra, Be Bảnh còn có thêm danh hiệu là Be Model vì 6 Bảnh là Tabérien khoái chụp hình nhất, đặc biệt là với các mỹ nhân Còn Be Thái Sơn thì càng già càng hay e thẹn, cho tên Be Gấc có vẻ hay (chuyện gì sướng đúng tim đen nó là mặt như trái gấc ... xong chạy trốn, hehehe) Tối nay là có 3 thằng ghét tao rồi ... kệ tụi bay! Thân, Việt
# 2589
  22 tháng 12, 2010 03:32  Tư Ếch viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Chời ơi là Chời, Hơn 1 giờ sáng, phia lơ phia lắt...bên ngoài Chời lại mưa tầm tả ...nó lại nở lòng nào đem bạn nó ra làm chò cười cho thiêng hạ ở 5 châu 4 bể kìa Chời. ....Thiệt là ' Đoạn Trường Tân Thanh ! ' Nó làm cho thằng Be Gấc mặt tái xanh, túm hai chân để che bộ đồ lòng của hắn lại mà chạy trốn không kịp kìa Chời...hihihihi. Như dzị mà thằng Gấc vẩn nhắc nhở tới cái thằng ' ôn hoàng hột dzịt lộn ' đó tối ngày !!!! Nó đòi đợi thằng kia dìa OC đầu tháng tới rồi dắt nhau ra quán Kim để ' chén tạt , chén thù ' nửa kìa...Bộ mầy muốn kêu nó là ......... ' Anh Giệc ' hả Gấc ?....hihihihihihi...Ấy da..Ngộ phải dọt cho lẹ để chẩu dìa Tàu đây. A Sơn Mập không thích ngọ dzồi...hihihihihii. hehe.
# 2590
  22 tháng 12, 2010 05:05  Nguyen Pham viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Xin lỗi Be Đạt, bây giờ gọi là Be Pizza Nguyễn tiến Đạt được không ( Be này mỗi lần nhậu mang Pizza đến cho các Be nhậu với rượu đế hoặc vang đỏ.) Be Nghệ sỹ có ý đổi Be Kim thành Be Gấc ( Vàng thành Đỏ ), ngày mai không biết có Be nào muốn đổi Be Kim thành màu khác không?. Be Nghệ sỹ cũng kêu đổi Be Bảnh thành Be Model. Thích chụp hình cạnh mỹ nhân thì đổi tên Be Bảnh thành Be He được không hả Be Nghệ sỹ, tên này nghe cho nó VN. Còn Be Sơ vơ gọi tui là Be Mo, sao không gọi tui là Be Mò luôn cho tiện vì Mô Phạm cũng gần gần giống mò, tui đang muốn có cái để mò đây, Sơ vơ ơi. Các Be có ý kiến gì về các thay đổi này không ? Thân Be Mò
# 2591
  22 tháng 12, 2010 09:36  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Cứu!!.. cứu tao Be Thái dz..á...i ơi ! Be Mò nó đang đăng ký giấy phép hành nghề cho tàn bộ tên tuổi anh em mình với Táo quân 2011 . Tao năn nỉ mày giúp tao , mày năn nỉ thằng Be Mò cho tao được đổi tên đi , nó đặt tao là Be Sơ Vơ có chết tao không ? ? ? huhuhu .....có cái tên ám ảnh đó làm sao tao đi làm ăn được ??? !!! Mày đề nghị với nó thế này nhé : tao chấp nhận tên đó nhưng viết khác đi một chút là BE CHEVEUX, nghe có vẻ êm ái dịu dàng Rhumba Lente . Đuọc vậy mày muốn gì tao chiều tới bến ....huhuhu.... Thân tú mông BE CHEVEUX
# 2593
  22 tháng 12, 2010 17:38  Nguyen Pham viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Ê Be Cheveux, Tại sao phải đi cầu cứu Be Thái ( Thái chứ hổng phải Thái giúi đâu ), vẩn còn có quyền khiếu nại xin đổi tên. Đổi tên cho Sợ vợ thành Sờ vợ nhe. Be SỜ VỢ , chịu chưa, cấm đổi. Ai nghe qua biết Be lúc nào cũng thèm vợ, hahaha. Còn Cheveux tên Tây không được phép. Người VN dùng tên VN. Thân Be Mò
# 2594
  22 tháng 12, 2010 18:56  Cụ M viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Giáo Nguyên rõ ràng và cứng rắn như vậy quá tốt! Ông giáo, ông còn thiếu tên Be Xôi hoặc Be Mình Ơi nửa. Tôi chịu nhất là hai tên Be He và Be Gấc. Hình như hai Be này có nét giông giống nhau. Nhắc đến Be Gấc, tôi nhớ đến việc Be Gấc ví tình bạn như cuốn sách làm tôi suy nghỉ nhiều lắm gần 10 ngày nay. Tôi rất thích xem sách từng trang một, thích nhất là mỗi lần lật một trang, xem tới xem lui một hồi lâu tôi mới qua trang khác, cứ như thế mà nhiều khi mất thì giờ ghê lắm! Thích nhất là khi lật đến trang giữa vì tới đây mình được xem 2 trang cùng một lúc. Hình chụp khổ to nên chi tiết rỏ mồn một. Phải chi có Be He ngồi coi chung thì vui biết mấy. Nhiều khi vừa xem sách, vừa đổ hôi mồ kê, đó là chưa kể mặt mài đỏ gấc như Be Gấc, y hệt như X Việt kề. Chỉ buồn là những lúc như vầy thường thì bà Dung đứng đằng sau và mười lần như một cuốn sách bị tịch thu và đốt cháy trong khoảng khắc. Ôi tình bạn sao quá hấp dẫn và cũng quá hồi hộp. Thôi thì vài hàng cho các bạn thấy nỗi khổ của Be Cụ, ông Giáo, tôi cũng không thích mấy cái tên này, ông giáo kiếm dùm cho một tên khác văn hoa hơn. Thân chúc Bà Ngoại và các Ông Nội Ngoại một Giáng Sinh tràn trề nhựa sống và sang năm 2011 sức khỏe dồi dào để tiếp tục lo cho Taberd chấm Ọt và QTTT76. Cụ M
# 2596
  22 tháng 12, 2010 20:18  Q Huy viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Mò, Mày đã sót Be...Hồi Xuân (Đinh Chuẩn) Vùng OC đã có Xôi ...vò, nay lại có thêm Be...gấc. Coi bộ ngộ à nghen!!!! Hehehe Tè Le, Sao cái gì mày cũng réo tên tao hết dzậy?...Tự xử đi...hehehe Chẳng lẻ khi mày... ị không được..lại cũng réo tao. Thằng khỉ! QHuy
# 2597
  22 tháng 12, 2010 20:42  Be Mò viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Cám ơn, cám ơn bè bạn khắp nơi nhắc cho Be Mò các bạn bị tui bỏ sót. Ok Be Hồi xuân Đinh Chuẩn ( Be Thái chọn tên thật chính xác ) Be Cụ Nguyễn văn Em chê tên Be Cụ, BE CỰ được không, hay BE CÚ, Be Cú gặp Be Gấc nó đọc lái thì bỏ ...bu luôn. Nhưng với cu M, tên BE CÚ chắc phù hợp. Be Mò xin đổi tên, cái tên này nghe bất lịch sự, khó được đi gần phụ nữ. Xin được đổi tên BE NHÀN, vì tui luôn an nhàn, ngồi không thọc lét bè bạn. Cái tên này nghe có vẻ quý tộc, hehehe QHuy, tên mày năm 2011 là Be Thái nghe chưa, không được dùng tên QHuy. Nếu còn lộn xộn anh em sẽ gọi mày là Be Thái gi.... gì đó thì tiêu luôn nghe cu. Xin các bạn gần xa có kêu ca la lối gì thì nhanh nhanh, để cuối tháng Be Nhàn chuyển danh sách qua Be Chúa Việt Quang. Be Nhàn
# 2598
  22 tháng 12, 2010 20:45  Lê Xuân Việt viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Hehehe, cụ M ngày càng ... nhuyễn quái quắt. Xôi Gấc ơi, mày yên lặng vậy mà chịu được hả, tao cũng hết ý với mày, để cụ M ví tình bạn thiêng liêng của mày với những loài sách cao quý của cụ! Be He ơi, đầu óc phong phú mày đâu rồi, để cha cậu hờ wa mặt mày cái giù dzậy? Việt
# 2601
  23 tháng 12, 2010 00:28  Khoa Cận viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Cụ nè, Đọc sách kiểu đó thì mỏi tay là phải quá rồi, cũng may là bà Dung can thiệp thật là đúng lúc chứ ko thi khổ. Thân Be Cận PS: Nguyên ơi, thằng Be Gấc nó cứ bắt tao ĐEO KIẾNG hoài, thành ra tao trở nên rất thông thạo với khả năng mò
# 2602
  23 tháng 12, 2010 01:33  Trịnhluong viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Cận, Kiểu đọc sách của Be Cụ thành thói quen bất trị rồi, không đọc thì lại bâng khuâng nhơ nhớ....hehehe..., bà Dung không phải lúc nào cũng can thiệp thổi còi đúng lúc đâu !!! Không đọc sách khổ lớn thì đọc sách khổ nhỏ, miễn là thị giác nhập input đủ bộ nồi niêu soong chảo là Cụ ngồi đến cả tiếng, mồ hôi nhễ nhãi , mồm miệng sùi bọt mép mà cứ mỏi tay hoài, ...hahaha.... chạy lẹ...... Còn mày thì phải đeo kiếng vĩnh cửu rồi để tài năng " mò " của mày đạt tới đỉnh cao TABERD IDOL. Muốn bỏ kiếng cũng được, khi đó phải đổi tên là BE MU huyền, ok không cu ? ...hahaha.... Thân Be tú mông
# 2603
  23 tháng 12, 2010 11:56  Khoa Cận viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Hi Be Cheveux, Mày sướng hơn tao ở chỗ là ko phải đeo kiếng như tao, tuy nhiên mày phải ngoan với Bu, nếu ko thì ko được đi chơi với các Be, tao thì ko cần. hahaha Tao rất muớn bỏ kiếng và cũng muốn làm Be Mu luôn hehehe... Skype của tao tao chạy rồi, mày send cho tao ID của mày đi, tao phải cài lại soft nên bị mất hết contact. Một lần nữa xin chúc tất cả các Be và quý quyến 1 mùa giáng sinh thật hạnh phúc và nhiều hồng ân. Thân Cận
# 2604
  23 tháng 12, 2010 19:58  Nguyen Pham viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Thân gởi các Be, Qua các kêu ca khiếu nại cũng như góp ý, Be Nhàn đặt lại tên mới cho các Be sau: Be Tú Mông Nguyễn trịnh Lương tức Tè Le ( Be này thích tên này vì Be này hay làm vậy ) Be Sành điệu Nguyễn ngô Hùng tức Tây Ba Lô ( Tên cũ Lang thang là vagabond thấy tả tơi quá, tên mới này phù hợp hơn, vì Be rất sành ăn và sành ...chơi, chơi gì thì có trời biết ) Be Gây mê Lê xuân Việt ( tên cũ Nghệ sỹ không đúng với công việc của bạn mình, tên mới phù hợp vì bạn có "vũ khí ' gây mê, y tá và mấy em đụng phải là rụng rời ) Be Búa Nguyễn thế Hùng ( Tên cũ Cúp điện nghe kỳ quá, " Cây búa " Be đã trả lời câu hỏi của thầy như thế hồi còn đi học Taberd khi thầy hỏi cây gì mọc dưới nước . Vậy gọi Be Búa là phù hợp ) Thân Be Nhàn
# 2607
  23 tháng 12, 2010 21:28  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Giáo Nguyên, Gần Happy new year 2011 rồi mà chưa gút được danh sách tên các Be, ông Táo đang ngồi chờ có thấy không hở ?? !! Đề nghị duyệt luôn danh sách các Be đổi tên như sau : - Cụ M : BE CÚ - Sơn mập : BE GẤC - Quốc Khánh : BE LOA ( loi : luật và là cái haut-parleur của QTT 76 ) - Ngô Hùng : BE BƯ (mau ăn chóng lớn) - Xuân Việt : BE TÊ ( chuyên gia làm tê - mê y tá, ....hehehe...tránh dùng BE GÂY,sẽ hiểu lầm là Gay ) - Sơn ốm : BE ÔM ( ốm mà ôm rất giỏi, ôm sát rạt, suốt ngày lông nhông ngoài đường làm chuyện làm chuyện thiên hạ nhu bác tài, ...hehehe.... chửi đi BE ÔM ). -Trịnh Lương : BE TÚ MÔNG ( ok ) - còn Giáo Nguyên : gọi là Be Nhàn không nổi tiếng, gọi là BE LE ( cấm nghĩ bậy, Le đây là nhàn quá hay đi làm le chọc cù léc mọi người , ...hehehe... ) - Tiến Đạt : BE PIZZA ( thơm lắm) - Nhà văn Vũ văn Chính : BE PHI (philosophe) Hết Thân Be Tú mông
# 2608
  24 tháng 12, 2010 00:26  Tín viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Tú Mông ơi, Cho giáo Nguyên tên Be Le nghe lọt tai hơn Be Nhàn rồi đó. Hay có tên nữa cũng chắc hợp với nó, Be Chọt ( chuyên chọt léc thiên hạ rồi chạy tứ tung TST...) Còn tên Be Phi cho VV Chính ? bộ cu này bay được hả ? Thân Be Hói
# 2609
  24 tháng 12, 2010 02:45  Nguyen Pham viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Ok, cám ơn Be Tú mông và Be Hói đã cho tui tên Be Le ( Le đây là Le lói chứ không phải Le lưỡi, đúng không Mông ) và Be Chọt . Nghe có vẻ MAN hơn Be Nhàn Các tên mà Mông đặt cho các Be kia hay lắm. Be Le đồng ý. Riêng be Cú chỉ chịu tên Be Cụ thôi. Be Cú nghe ghê qua, Be Gấc mà nghe thấy là nó đòi đem Be Cú đi khám. Vậy là mình có Be Bự, Be Tê, Be ôm (đừng nhầm Bia ôm ) Be Phi thì cần xem lại. Chọt léc hay Thọc lét, nhưng Be Chọt hay Be Thọc nghe đều ghê ghê, dể bị chúng ghét, Làm ơn cho tui là Be Le đi cho le lói một chút. Trong tất cả các Be, Be Le thấy Be Hói nhận tên mình vui vẻ và mau mắn nhất, Hói sướng quá, không tốn tiền hớt tóc. VN có Be Hói cụ Lâm quốc Tiến.Bạn thân của Hói đó, nhận anh em chưa? Chào tất cả Be Le
# 2650
  29 tháng 12, 2010 11:26  Lê Xuân Việt viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Le Nổ ơi, Thằng Be Hói nó hoan hỉ nhận tên nhanh vậy là vì nó khôn tổ đó mày ơi, nó không muốn anh em moi móc thêm những chi tiết độc đáo về nó đấy. Mỗi thằng Be có quyền được vài ba tục danh, tao đề nghị tuyên dương nó là ... Be Trơn. Be này đầu trên thì sói trơn mà con người thì đầy lubricant (nói nôm na là ... chất nhờn, hehehe). Be hay làm những việc của catalyst tối quan trọng dù không ai nhìn thấy hay biết đến; từ đóng góp soạn thảo điều lệ QTTT76, đến điều hành dự án radio/TV talk show sau bức màn, rồi chuyên gia sứ giả hoà bình cho các Be sửng cồ với nhau, etc. Chiếc xe không nhớt thì bốc khói, Tabe76 mà thiếu Be Trơn thì thành Ta...banh! Nghe đồn Be Trơn đang thương lượng hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ để về bên nhà tìm các quân nhân Mỹ còn sống và đang thất lạc, nghe đâu có một Yankee đã đổi lý lịch, hiện đang cư ngụ bên Thái Lan. Thân, Việt
# 2651
  29 tháng 12, 2010 17:15  Be Đ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Nhờn: Man of the Year 2010 "từ đóng góp soạn thảo điều lệ QTTT76, đến điều hành dự án radio/TV talk show sau bức màn, rồi chuyên gia sứ giả hoà bình cho các Be sửng cồ với nhau, etc... ". Be Chúa LVQuang thì lúc nào cũng ngự trị thiên cung, chàng là structure, là khung sườn, chàng đi một bước vào lịch sử của Taberd, tuyên dương chàng thêm bây giờ có vẻ khen phò mã tốt áo. Không nên vội khen chàng mà ngẫm nghĩ chữ nghĩa hay ho để dành lúc tặng chàng giải thành tựu trọn đời. Đúng như Việt nhận xét, Be Nhờn làm cho structure, khung sườn, cơ phận hoạt động trơn tru, "đụng" nhau, cọ sát mà không toé lửa, lột dên, man of situation. Đề nghị tặng Be Nhờn the title "Man of the Year 2010". Còn 2 ngày rưỡi 1/2 của 29, 30, 31 để chúng ta cãi nhau chí choé, đề nghị, dành giựt, giao banh, đá qua, đá lại (tao đá cho mày, mày nhớ đá lại cho tao, sang năm tao sẽ không quên mày ...), hoặc vỗ tay hoan nghênh Be Nhờn. Be Đụng
# 2654
  29 tháng 12, 2010 23:18  Be Le Nổ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Tê và Be Đụng thân, Thằng Be Hói nó thích tên Hói lắm đó, tao thấy nó tên Be Trơn cũng đúng, nhưng để khỏi mất tên Hói của nó, tao xin gọi nó là Be Hói Trơn, . Thằng nào vuốt đầu nó coi như trơn tuột đứt thắng luôn, hahaha. Cái tên Hói Trơn rất ấn tượng, không sợ đụng hàng. Chào be Hói trơn, Chịu tên này không, gần hết hạn đổi tên rồi. Tao thấy trong các Be mình, Hói hơi nhiều nên mày nhận tên này đi, không sợ đụng hàng. Chứ như Be Đụng đặt cho mày là Hói nhờn thì tao nghe....ghê ghê. không được đâu. Nhớ đãi anh em O.C để mừng tên mới nhe Hói Trơn. Le Nổ phải chạy lẹ vì thằng Be Loa nó đang cầm 2 chai La Vie của Lý Quới định ném tao kia kìa, hahaha. Be Le Nổ
# 2655
  30 tháng 12, 2010 01:39  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Nổ quá Le Nổ ơi, mấy hôm nay tìm gặp thằng Be Lão để lấy hàng mà nó trốn chui chốn nhủi ở đâu, gặp được nó thì thấy mặt mày thần sắc nó thiểu não quá . Nó than rằng từ ngày ký hợp đồng cung cấp hàng LaVie cho Be Le Nổ , tim nó đập rộn ràng hồi hộp quá , làm nó mất ăn mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh thái... nói lộn...tâm sinh lý nó, từ đó nguồn hàng cung cấp bỗng dưng khô khốc ráo hoẳn , ráng rặn (pardon, hơi phô) không được có 1 tia chứ đừng đến 1 giọt, hahaha... mừng quá tụi nó bể hợp đồng rồi Be Loa , tao với mày thoát nạn LaVie , trời phù hộ kẻ ăn hiền gặp lành .... Thân Be Tú Mông
# 2656
  30 tháng 12, 2010 02:22  Tây Ba Lô viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Salut Be Tú Mông-Cơ thương ! Sao Be ồn ào quá, làm sao mà Be Cụ ngủ cho được? Be Cụ tuổi đả cao, đầu gối đả rung và đang nằm mơ cho QTTT76 trong năm 2011 sẽ như thế nào? Vậy Be Bự xin mấy Be để cho Be Cụ được nghĩ ngơi để có thể có sức mà bắn chỉ thiên ! Be Cụ kìa..........., Be Bự thăng. Be Bự PS : Hai couloirs nghe Be Tú Mông-cul ý lộn Be Tú Mông-Cơ !!!!!!!!
# 2657
  30 tháng 12, 2010 04:01  Cụ M viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Đang ngủ mơ mơ màng màng như đang lật Nhật Lịch, châm chú lật mà không đọc được ngày tháng. Nằm suy nghỉ mới thấy tình bạn không chỉ có trong cuốn sách, mà nó cũng nằm ngay giửa cuốn lịch. Đẹp thiệt! Be Cụ ngủ tiếp để một lát đi ăn cổ Be Cụ
# 2660
  30 tháng 12, 2010 21:51  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Cụ M mến, Đúng vậy. Tình bạn chân thật nằm trải dài uốn lượn theo dòng chảy của Nhật lịch Tuổi đời ngày càng hằn vết nhăn trên trán, trên gương mặt của mỗi bạn bè chúng ta ... Ngày hôm qua, các Be nội và phu nhân đã có buổi họp mặt mini tại nhà Giáo Nguyên (Be Le Nổ) , Cụ M, Quốc Huy, Phước Hải (Hà) cũng tham gia hàm thụ từ xa qua skype. Các "nàng tiên" Bu của Giáo Nguyên, Việt Quang,Bá Cảnh, Minh Sơn,Kiến Phong, Trịnh Lương, Thu Chinh , (Lý Quới, Vĩnh Chúc bận không tham dự) đã có dịp gặp nhau trò chuyện thân mật , thì ra các câu chuyện trên .ORG của anh em mình , các Bà đều thấu đáo , phụ nữ tài thật, nhạy bén thật....... Nhân dịp xuân về, thấy Cụ M đang mơ màng, thơ thẩn , rong chơi theo hồn bướm mơ tiên , tặng Cụ và các Be Nội Ngoại thưởng thức bài thơ " NHẤT CHI MAI " của Thiền sư MÃN GIÁC ,bản Hán Việt như sau: " Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai." Bản dịch của học giả Nguyễn Như Hải : Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa khai Dòng đời qua trước mắt Tuổi già đến sau lưng Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Ðêm qua sân trước một cành mai Thân Be Tú Mông (TRL)
# 2661
  31 tháng 12, 2010 00:30  Be Le Nổ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Thưa các Be nội ngoại, Hôm qua Be tui có tổ chức bửa tiệc tất niên nho nhỏ để chiêu đãi Be Chúa Việt Quang và các Be nội tại nhà, đặc biệt lần này có sự tham dự của tất cà các Bu. Để cho thêm long trọng Be tui có mời thêm 5 Be ngoại nữa là Be Thái Q. Huy, Be Hải Hà, Be Cụ NV Em, Be Loa Khánh Và Be Trầm. Nhưng chỉ có Be Huy, Hải Hà và Cụ M có mặt. Ba Be ngoại này có mặt nhưng lại rất chảnh, không chịu ngồi chung bàn với các Be nội, mà nhảy lên đầu tủ ngồi nhìn các Be nội vui đùa nhậu nhẹt. Thỉnh thoảng cũng cụng ly với các Be nội. Be Huy thì có ly rượu vang, Be Hà cụng chai bia, còn cụ M cụng ly với anh em bằng cốc sữa Cô gái Hà Lan. Cảnh tượng vừa nhậu vừa ngó 3 bạn mình ngồi trên đầu tủ, vui không chịu được các Be ạ. Cám ơn tất cả đã không ngại đường xa, kẹt xe của những ngày cuối năm, đã chở BU yêu quí của mình đến chung vui với vợ chồng Nguyên.Cám ơn 3 Be ngoại đã có lòng leo lên tủ ngồi chơi với các Be nội. Cám ơn tất cả, cám ơn tình bạn 2010 đã đi qua thật đẹp và mọi người đang chào đón tình bạn 2011. Mong rằng năm mới những đụng chạm tỵ hiềm, hờn giận oán trách không còn nữa, để tình bạn Taberd mãi mãi thân thương trong sáng. Thân Be Le lại nổ
# 2666
  31 tháng 12, 2010 23:18  Tây Ba Lô viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Các Be Nội, Ngoại thân mến ! Năm 2010 đả đi vào trong kỷ niệm tình bạn của chúng ta khó có thễ nào quên được! Nhân dịp năm mới 2011, Be Bự xin chúc tất cả các Be một năm tràn đầy sức khoẻ, vạn sự như ý và củng hy vọng là tình bạn của chúng ta còn đậm đà hơn năm vừa qua. Thân chào tất cả các Be. Be Bự (Tây Ba Lô)
# 2667
  01 tháng 01, 2011 01:24  Be Đ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Tặng Be Tú Mông, Be Chúa Lê Việt Quang, Ai ngờ Be Tú Mông lại có một tâm hồn hiu hắt thi ca, tiếng tơ lòng rung lên cùng vạn cổ như vậy, nay ta xin tặng Be Tú Mông một bài thơ “phóng tác” bởi một Be 76, Lý Hữu Phước, chính hiệu cây nhà lá vườn Bà Điểm. Khi ta được Lý Hữu Phước gửi cho đọc trên 50 bài thơ nó dịch và chú giải công phu, ta hoảng kinh và nói với Phước rằng “xin mày cho tao phổ biến thơ dịch của mày lên Web và nhất là Taberd.org”. Phước có vẻ ngại ngùng và nói rằng “chắc không hợp với Taberd.org”. Ta tiếp tục nằn nì “cứ để tao liên lạc với Lê Việt Quang xem sao”. Sau đó vì chạy theo bóng xanh của chàng Washington nên ta quên khuấy mất lời đường mật đã trao cùng LHP. Mục lục của “Đọc thơ tứ tuyệt” by Lý Hữu Phước: I. Lời mở đầu II. Thơ Tứ Tuyệt 1. Lịch sử Cai hạ – Trừ Tự Tôn Dịch thủy tống biệt – Lạc Tân Vương Chiêu Quân Từ – Bạch Cư Dị Bát trận đồ – Đỗ Phủ Xích Bích hoài cổ – Đỗ Mục Cố hành cung – Nguyên Chẩn 2. Cảnh đời xưa Tân Giá Nương – Vương Kiến Đề tích sở kiến xứ – Thôi Hộ Y Châu Ca – Cáp Gia Vận Mạch thượng tặng mỹ nhân Oán tình – Lý Bạch Kim lũ y – Đỗ Thu Nương Khuê oán – Vương Xương Linh Tự quân chi xuất hĩ kỳ 2 – Trương Cửu Linh Tự quân chi xuất hĩ – Cao Bá Quát Tầm ẩn giả bất ngộ – Giả Đảo 3. Tả cảnh thiên nhiên Phong Kiều Dạ Bạc – Trương Kế Vọng Lư sơn bộc bố – Lý Bạch Túc Kiến Đức Giang – Mạnh Hạo Nhiên Giang hành, vô đề – Tiền Khởi Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên Tảo khởi – Lý Thương Ẩn Giang tuyết – Liễu Tông Nguyên Trúc lý quán – Vương Duy Ðăng U Châu Ðài Ca – Trần Tử Ngang Đào hoa khê – Trương Húc Tuyệt Cú – Ðỗ Phủ Tuyệt cú – Giả Ðảo Thập Ngũ Dạ Vọng Nguyệt – Vương Kiến Thu nhật hồ thượng – Tiết Oánh 4. Cảnh tiễn đưa Nam hành biệt đệ – Vi Thừa Khánh Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên – Lưu Trường Khanh Hoài thượng biệt cố nhân – Trịnh Cốc 5. Cảnh uống rượu Tự khiển – Lý Bạch Nguyệt hạ độc chước kỳ 1 – Lý Bạch Quá tửu gia – Vương Tích Ấm tửu khán mẫu đơn – Lưu Vũ Tích Tống xuân từ – Vương Duy Lương Châu Từ – Vương Hàn 6. Nỗi nhớ nhà Tĩnh Dạ Tứ – Lý Bạch Hồi hương ngẫu thư (kỳ 1) – Hạ Tri Chương Hồi hương ngẫu thư (kỳ 2) – Hạ Tri Chương Tạp thi – Vương Duy Tòng quân hành – Lệnh Hồ Sở Phục sầu kỳ 3 – Đỗ Phủ 7. Triết lý Phật học Thị tịch – Đạo Hạnh Thiền Sư Vô tật thị chúng – Viên Chiếu thiền sư Hữu không – Đạo Hạnh Thiền Sư Thị đệ tử – Vạn Hạnh thiền sư Thị Tật – Giác Hải Thiền Sư Kệ vân (Cư trần lạc đạo phú) – Trần Nhân Tông Ngư nhàn – Không Lộ Thiền Sư III. Thay lời cuối A. Tài liệu tham khảo B. Chú thích Dân Taberd làm nhiều nghề, có nhiều hobbies, có anh thích nhậu, có anh thích đá gà ... mái... Thế nhưng học chữ Hán, để đọc thơ chữ Hán bằng nguyên tác, rồi hứng chí phóng tác, chú giải rất nhiều bài thơ, trong đó có nhiều chú giải thật Kung-fu, thì Phước thuộc vào một population vô cùng hiếm. Trích “Lời mở đầu”: “Người Việt ta từ lâu rất chuộng tiếng ngoại quốc. Thời buổi này ai nói được tiếng Anh là người hiểu biết trong thời đổi mới và kinh tế hội nhập. Thời Pháp thuộc, người nói được tiếng Tây là kẻ sang và có quyền thế. Còn hồi xưa ai nói Nho là người khoa bảng và là người đài các. Nhờ nói Nho mà Nguyễn Công Trứ đã ve vãn được người thiếu nữ xinh đẹp, được nàng nể nang và theo làm hầu. Truyện kể rằng khi người thiếu nữ ấy hỏi han tuổi tác, dáng chừng cho ông là già, ông đáp: “Tam thập niên tiền, nhị thập tam”. Nếu ông trả lời “ba mươi năm trước, tuổi hai mươi ba”, mặc dù dí dỏm nhưng chắc gì đã được việc? Đó là hiệu quả của văn chương và do miệng kẻ sang người có chữ nghĩa trả lời! Là kẻ hậu sinh tập tành tự tìm hiểu chữ Hán, Đường thi đối với tôi cũng có sự lôi cuốn như là vị đại quan nói Nho cho người thiếu nữ ngây thơ ngày trước. Thơ Đường sâu sắc là vì có sự kết hợp giữa thi ca và nhã nhạc, đằng sau mỗi câu thơ là một điển tích, một nghĩa lý sâu xa mà người đọc phải theo một qui ước nào mới hiểu rõ được. Đọc Đường Thi vần điệu êm ả mà như xem truyện xưa thấy lại cảnh cũ để nhớ đến cổ tích mà nghiền ngẫm. Đường thi đã sâu sắc, thơ tứ tuyệt hay tuyệt cú (cũng còn được gọi là tiệt cú, đoạn cú và tuyệt thi) lại còn sâu sắc hơn, vì tuyệt là cắt ngắn hay là tuyệt diệu. Thơ Tứ tuyệt có thể là bốn câu riêng hay có thể ngắt bốn câu trong bài bát cú (ngũ ngôn hay thất ngôn) mà thành – nghĩa là cô đọng hóa những bài thơ Đường luật đã được cô đọng. Cái hay của tứ tuyệt là ngắn gọn mà hàm súc, “dĩ thiểu kiến đa” (lấy ít mà hiểu nhiều) vừa gợi ý vừa tóm tắt tiêu biểu. Đọc thơ tứ tuyệt đôi khi ta phải hiểu “ý tại ngôn ngoại” (ý trong lời ngoài, như người phương tây nói “reading between the lines”). Đây là đặc tính của những bài thơ tứ tuyệt, người đọc thơ phải “giải mã” mới thưởng thức được hết ý tưởng của tác giả muốn diễn đạt. Lời thơ tứ tuyệt như phong cách của người quân tử – lấy lời nói gần, chọn lọc xúc tích mà tình ý sâu xa để người đọc suy đi nghĩ lại. Tùy theo cách ngắt câu từ bài bát cú, bài tứ tuyệt có thể có hai vần hoặc ba vần. Thơ tứ tuyệt còn được Nguyễn Du cho là “bốn câu ba vần”. Trong Truyện Kiều, cảm xúc trước cảnh hồng nhan bạc mệnh Thúy Kiều đề bài thơ tuyệt cú để tặng Đạm Tiên (câu 99 – 100). Rút trâm sẵn giắt mái đầu, Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần. Người ta cho rằng thơ dịch phải hội đủ ba yếu tố “Tín – Đạt – Nhã”. Tín là chính xác và trung thành với bài thơ nguyên gốc từng từ ngữ đến điển tích. Đạt là diễn đạt được toàn ý tưởng của bài thơ và Nhã là trang nhã, bài thơ dịch phải có âm điệu dồi dào. Theo tôi có ba tác giả dịch thơ Đường nổi tiếng, mỗi người một vẻ, mỗi tác giả trội bật một yếu tố : 1) Thơ Đường dịch bởi Trần Trọng Kim đạt được chữ Tín vì ông là một học giả thâm nho. 2) Thơ dịch của Ngô Tất Tố hội được yếu tố Đạt, có thể giải thích vì ông là một nhà văn danh tiếng. 3) Còn thơ dịch của Tản Đà đã đạt được chữ Nhã, không có gì ngạc nhiên lắm vì ông là một trong những nhà thơ lớn nhứt trong thi đàn Việt nam. Người dịch thơ phải đối diện một thử thách là giữ thế cân bằng giữa ba yếu tố - Tín Đạt Nhã. Dịch văn đã khó huống hồ là dịch thơ, là vì khi dịch thơ người ta phải dịch thơ ra thơ, nghĩa là phải dịch theo nghĩa và vần (và đôi khi phải dịch văn hóa này sang văn hóa khác). Dịch thơ là làm thơ hay phóng tác thơ, dựa theo ý chính của bài nguyên thủy và cảm hứng riêng mà sáng tác. Nhưng thơ Tứ tuyệt cô đọng, mỗi bài chỉ có 20 chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay 28 chữ (thất ngôn tứ tuyệt), ý tưởng hàm xúc và để lại cho người đọc còn nhiều tưởng tượng vì “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” (lời hết mà ý không hết). Người đọc thơ tùy theo cách suy nghĩ, cảm hứng sẽ có những nhận thức khác nhau. Dịch thơ tứ tuyệt cũng thế, thơ dịch đa dạng tùy theo tác giả cảm nhận và diễn đạt vì bài thơ nguyên gốc chỉ có bốn câu, lời đã hết cho nên đôi khi nhờ bài thơ dịch để tả ngụ ý chưa được nói ra. Đọc lại và cảm nhận mấy giòng thơ tứ tuyệt bất hủ, trong bài này tôi xin phóng tác – tôi tránh dùng từ dịch, vì nó có vẻ máy móc khuôn mẫu mất đi tính cảm hứng sáng tạo của thơ – và bàn lại cảm nghĩ của mình về mấy bài tứ tuyệt danh tiếng cổ kim…” Không biết lloại này có thích hợp để mass production trên Taberd.org, hay chỉ nên lâu lâu đánh du kích trên Taberd.org một bài kiểu Nhất Chi Mai? Gửi Be TúMông một bài thơ “dịch” hors d'œuvre của Phước, trích trong trên 50 bài nó gửi cho tại hạ. Tống xuân từ – Vương Duy (699 – 759) Nhật nhật nhân không lão, Niên niên xuân cánh qui. Tuơng hoan hữu tôn tửu, Bất dụng tích hoa phi. 送春詞 – 王維 日日人空老, 年年春更歸。 相歡在尊酒, 不用惜花飛。 Ngày ngày người lại thêm già, Năm này năm nọ, xuân qua lại về, Cùng vui rượu sẵn mấy bầu, Say sưa cho thỏa chớ sầu hoa bay ! (Lời tiễn xuân – LHP phóng tác) Năm tàn tháng hết rồi người thêm tuổi khi mùa xuân lại về mỗi năm. Đời người trăm năm chẳng có bao lâu đón xuân rồi lại tiễn xuân, thôi mùa xuân đến cùng say sưa với rượu lo gì cảnh hoa bay rơi rụng ngoài trời. Lời tiễn mùa xuân – Trần Trọng Kim dịch Mỗi ngày người lại già thêm, Năm qua năm tới lại đem xuân về, Vui say vò rượu sẵn kia, Công đâu mà tiếc làm gì hoa bay.
# 2669
  02 tháng 01, 2011 00:36  Be Đ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Tú Mông hiền huynh, Tối hôm qua ngu đệ tiễn năm cũ với 2 ông cố tri, trung niên hán tử Napoléon và lão gia Johnnie Walker, chung với Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, nhớ tới hiền huynh và bài Nhất Chi Mai và nhiều bài thơ cổ của Phước bèn lên mạng. Trong lúc ngất ngưởng, lúy túy không biết là mình đang sống trong truyện Tàu (Thủy Hử, Chinh Đông, Chinh Tây…) hay kiếm hiệp nên viết lách, xưng hô có phần khinh xuất, có gì thất thố xin hiền huynh bỏ qúa. Xin tặng tiếp hiền huynh một bài cũng do Lý Trích Tiên - Hữu Phước tiên sinh phóng tác từ Ấm tửu khán mẫu đơn của Lưu Vũ Tích Kim nhật hoa tiên ẩm, Cam tâm tuý sổ bôi. Đãn sầu hoa hữu ngữ, Bất vị lão nhân khai. 飲酒看牡丹 – 劉禹錫 今日花前飲, 甘心醉數杯。 但愁花有語, 不為老人開。 Hôm nay uống rượu trước hoa, Đành lòng, vài chén uống là cho say, Sợ hoa lên tiếng mỉa mai : “Nở không vì kẻ vừa say lại già”. (Uống rượu xem hoa mẫu đơn – LHP phóng tác) Bất vị lão nhân khai là (hoa) nở chẳng vì người già, nhưng hoa vô tri nếu có biết nói, có lẽ hoa ít phân biệt nhiều người già hay trẻ mà lại phân biệt người say hay tỉnh – vì người say rượu chắc là nói bậy nhiều. Cho nên câu nầy được dịch thoát ý là “Nở không vì kẻ vừa say lại già”. Đọc qua bài thơ, ngẫm nghĩ ta hiểu được Lưu Vũ Tích đã già nhưng phong cách thơ còn đùa giỡn lý luận như người trẻ tuổi, mới hay ra đã là thi nhân thì tâm hồn họ không bao giờ già cả! Uống rượu xem mẫu đơn – Trần Trọng Kim dịch Hôm nay uống rượu trước hoa, Uống chơi vài chén để mà gượng vui. Chỉ e hoa biết nói cười, Nở ra, đâu chỉ vì người già nua. Uống rượu ngắm hoa mẫu đơn – Khương Hữu Dụng dịch Nay nhấp chén bên hoa Cố say lấy một và Chỉ e hoa biết nói: Đâu nở cho người già Note: 1/ Phần diễn nghĩa dưới phóng tác của Phước cũng là của chàng. 2/ Những bài dịch của Trần Trọng Kim và Khương Hữu Dụng là do Phước collect và để trong phần Chú Thích. Thân mến
# 2670
  02 tháng 01, 2011 01:27  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Đụng thân, Cảm ơn bồ đã cho tôi và các Be khác được thưởng thức bài "Tống xuân từ" – Vương Duy (699 – 759) và "Ấm tửu khán mẫu đơn" của Lưu Vũ Tích.... rất tài tình thú vị...... Ngoài những câu chuyện trước đến nay trên .ORG trao đổi trêu đùa chọc cười nhau với tinh thần cởi mở thân mật , nay chúng ta lại mở ra trang văn học trí tuệ....Tuy nhiên, sân trường có nhiều trò chơi games nhiều style, muôn màu muôn vẻ, nếu chỉ để bày tiệc rượu, ngắm trăng, bình thơ ... thì tôi sợ bị các Be khác hùa nhau hội đồng tụi mình thì đau lắm bạn ơi !!... Áp dụng phương pháp du kích là hay hơn.... Thân BeTú Mông
# 2674
  05 tháng 01, 2011 23:53  Nguyễn Kiến Phong viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Hai huynh thân mến , Hôm nay Phong đệ tôi mới vào Taberd.org. Chợt đọc được một bài viết rất hay cũa một huynh đài chưa hề quen biết . Cảm thấy vô cùng thích thú và tâm đắc với bài viết này . Nên xin mượn mấy lời thô thiễn này gửi đến hai huynh , có chi sơ sót xin niệm tình bỏ quá . Đệ tôi rất đỗi phấn chấn khi đọc được hai bài cổ thi này. Nếu được uống rượu , ngâm trăng ,bình thơ vào một thời khắc đầu Xuân mới , thật không còn gì lý tưởng hơn . Tè le huynh việc gì phải ngại . Phong đệ tôi nghĩ các huynh khác chắc cũng vui vẻ thưởng thức , chứ không bài bác đâu. Làm tôi nhớ lại những ngày xưa học cổ văn ở taberd quá !!!!! Nhớ , nhớ quá.... Xin được góp một bài để các huynh cùng thưởng thức : Thiếu niên du điệu Quỳnh diên tọa hoa, Phi trường đối nguyệt. Phong lưu thuộc thùy gia? Lý Tử phi hào, Từ Phi viên bút. Tứ nhã nhập thi ca, Kim tịch thị như hà? Xúc tịch đàm tâm. Hồi đăng tự sự, Phủ bút nhất kha kha. Hồ Xuân Hương (1772-1822) Diệu Thiếu niên du Tiệc quỳnh nở hoa, Nâng ly dưới nguyệt, Phong lưu vốn nhà ai? Lý Tử nét bay, Từ Phi đưa bút, Thanh nhã nhập thi ca. Tối nay thế nào, Bên chiếu tâm sự, Bên đèn nỗ niềm, Nâng bút cười ha ha. Phạm Trọng Chánh dịch Vài lời góp mặt . Hy vọng còn được học hỏi thêm ở huynh Đụng vào dịp xuân Tân Mão . Kiến Phong .
# 2675
  06 tháng 01, 2011 04:57  Be Đ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Kiến Phong hiền huynh, Thế là hiền huynh lạc vào đúng tổ con chuồn chuồn rồi, trong 52 bài mà Hữu Phước tiên sinh phóng tác, đệ đếm được trên 10 bài dính dáng tới Xuân (bây giờ là 3h27 sáng nên đếm 2, 3 lần mỗi lần có kết qủa khác nhau!). Cũng là Xuân nhưng tâm cảnh và bối cảnh khác nhau nên không có Xuân nào giống Xuân nào, ý thơ khác hẳn. Có đèn xanh của huynh, nên đệ sẽ vượt đèn vàng, đèn đỏ từ từ giới thiệu tiếp những bài của Phước. Có nhiều bài đệ toát mồ hôi hột vì thằng bạn mình chơi sân trên, hồi xưa nó vô danh tiểu tốt mà sao giờ là “Một bông hồng nở muộn, như nốt ruồi son trên ngực đêm” thế này?!!! Chú thích của nó bảo đảm không hấp dẫn ngu đệ xin trả lại tiền vé. Prélude nên đệ chỉ lựa những bài nhẹ nhàng, chú thích phơn phớt như thiếu nữ ửng hồng đôi má, những bài nặng ký “Honey, I’m coming” sẽ để dành sau. Phước còn nhiều trò kinh dị nữa, cụ Be nào mê cải lương “tưởng giếng sâu anh nối dây dài. ai ngờ giếng cạn, anh tiếc hoài sợi dây”, sẽ nghe kép Hữu Phước luận tới nơi tới chốn về cải lương. Đệ có cái tật hăng tiết, huynh nào thấy overdose thì làm ơn huýt sáo. Hors d'œuvre màn nhì: Tảo khởi – Lý Thương Ẩn Phong lộ đạm thanh thần, Liêm gian độc khởi nhân. Oanh đề hoa lựu hiếu, Tất cánh thị thùy xuân ? 早起 – 李商隱 風露澹清晨, 簾間獨起人。 鶯花啼又笑, 畢竟是誰春。 Gió êm sảng khoái tâm thần, Sáng nay thức dậy một thân bên rèm. Hoa cười chim hót ngóng xem, Cảnh xuân một vẻ ai đem cho đời? (Dậy sớm – LHP phóng tác) Dậy sớm – Người dịch vô danh (trong phần Chú thích của Phước) Gió êm sương nhạt sớm mai, Một mình thức dậy khoan thai trước mành Hoa cười oanh hót trên cành Gẫm xem xuân sắc trời dành cho ai? ***** Kim lũ y – Đỗ Thu Nương Khuyến quân mạc tích kim lũ y, Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì. Hoa khai kham chiết, trực tu chiết, Mạc đãi vô hoa không chiết chi. 金縷衣 – 杜秋娘 勸君莫惜金縷衣, 勸君惜取少年時。 花開堪折直須折, 莫待無花空折枝。 Khuyên anh đó, áo thêu chớ tiếc, Có tiếc chăng tiếc thuở xuân xanh, Bẻ hoa lúc nở trên cành, Chớ chờ hoa rụng, trơ cành bẻ chi? (Áo kim tuyến – LHP phóng tác) Kim lũ y là tựa của bài thơ cũng là tên của một điệu nhạc cổ. Đời người lúc đang thời ta hãy tận hưởng sự trẻ trung và vẻ xinh đẹp, như cánh hoa đang nở trên cành khoe khoang hương sắc cho người thưởng thức, ta đừng chờ đến lúc cành trơ mà nghĩ đến việc bẻ hoa thì còn gì mà bẻ? Áo kim tuyến – Tương Như dịch (trong phần Chú thích của Phước) Chiếc áo thêu vàng, anh chớ tiếc Khuyên anh hãy tiếc thuở xuân xanh Hoa vừa lúc bẻ thì ta bẻ Chớ để hoa rơi chỉ bẻ cành
# 2679
  08 tháng 01, 2011 17:26  Kiến Phong viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Huynh ông mến , Xin thứ lổi cho đệ tôi đã chậm thư phúc đáp huynh ông . Vì hoàn cảnh bận bịu kinh doanh , vì những lo toan bộn bề của tháng cuối năm , nên dù rất muốn ngồi vào máy , nhưng đệ tôi đành chịu. Xin cảm ơn huynh ông đã cung cấp cho tôi những bài cổ thi rất tuyệt , những bản dịch , phóng tác sâu sát , ý nhị để đệ tôi được mở mang kiến thức . Đây đúng là TỔ CON CHUỒN CHUỒN mà bao năm qua đệ tôi đã phải đi tìm . Xin có đôi điều được bày tõ lòng ngưỡng mộ một bậc tài hoa , túc nho LHP với những kiến thức uyên bác . Xin có lời cảm tạ huynh ông , người đã có công phổ biến những tài liệu quý báu này để cho đệ tôi được mở mang kiến thức .Thú thật với huynh ông là tôi cũng rất say mê , tìm hiểu học hỏi về hán tự , đường thi nhưng vì hoàn cảnh chỉ là tự học và không nên đầu nên đũa gì cả. Nay cơ duyên được gặp quý huynh , nên đệ tôi được dịp học hỏi nhiều thêm . Nhưng sao trên trang web này , tôi không tìm được thông tin gì về 2 huynh hết vậy . Có lẻ đây là chân nhân bất lộ tướng chăng ??? Còn về mục cải lương , đờn ca tài tử , ca trù , chầu văn , chèo cổ thì đây cũng là những món mà đệ rất say mê nghiên cứu và thưởng thức . Mong có dịp được 2 huynh ông giới thiệu thêm cho đệ học hỏi . Và càng quý hơn là đệ mong được diện kiến quý tôn nhan mùa hạ của 2 huynh đài . Xin cáo biệt . KIẾN PHONG Đệ .
# 2683
  09 tháng 01, 2011 03:45  Be Triết Lý Vụn viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Các huynh đài thân mến, Được lời khen của Phong hiền huynh, đệ vô cùng hân hạnh và đẹp dạ “Sơn vương vô cùng đẹp dạ, bèn bắt nàng đem về làm áp trại phu nhân, vui vầy sớm tối”; giống như tên đánh xe của tể tướng Án Anh bên Tàu hồi xưa, thấy thiên hạ hoan hô boss của mình, bèn về hếch mũi với vợ “xe anh lái tới đâu, thiên hạ hoan hô rần rần tới đó”. Về dung nhan mùa hạ của tại hạ, có lẽ là dung nhan “mùa thu chết”, anh nhớ cho mùa thu đã chết “gồi” (theo ngôn ngữ blog của teen Việt Nam bi giờ là đã “chít rùi”). Xin cáo lỗi Phong huynh là đệ “cụng” ly trên nhiều diễn đàn qúa, biết mặt coi chừng bị hỏi thăm sức khỏe, nên Phong huynh cứ tưởng tượng là 30 năm trước đệ y chang chàng văn nhân trong Đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp: “Em thấy một văn nhân... Người đâu thanh lạ thường! Tướng mạo trông phi thường. Lưng cao dài, trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương?” Còn về dung nhan của Hữu Phước tiên sinh, đệ không dám trả lời thay nó, chỉ biết từ 16, 17 tuổi phong thái của nó đã hơi nhuốm mùi vô vi (parmi les autres, nhiều mùi lắm) “và ta lặng lẽ, đi đi khuất” như Lão tử cỡi trâu xanh đi vào núi, bởi vì vậy nó mới hưỡn mà có thời giờ làm những chuyện ít ai làm. Có lẽ nên để chàng trong vòng ẩn mật để mà thầm yêu, trộm nhớ chàng qua nét tài hoa chăng? Khi đọc bài Nhất Chi Mai do Tè Le huynh giới thiệu, mấy huynh có biết là đệ nghĩ gì không? Chỉ trong 1 sát na, trong đầu đệ xoay chuyển bao nhiêu ý nghĩ và nhỏ ra vài giọt như sau: - Trong sân trường Taberd - một trường Công Giáo chính hiệu con nai vàng, một Be giới thiệu một bài thơ thiền Phật Giáo? - Đệ chợt nhớ ra rằng, suốt từ lớp 8 tới lớp 11 (April-1975), đệ đã được 1 nền giáo dục Công Giáo trong một trường Công Giáo rất nhẹ nhàng, phóng khoáng, rất tốt đẹp. Là người ngoại đạo, nhưng không hề cảm thấy có một ngăn cách, một nhồi sọ, tìm cách lung lạc, ảnh hưởng lôi kéo gì cả. Dù mỗi buổi sáng có đọc kinh, đệ cũng đọc kinh chung “tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đọc vì thích, chả có ai nhắc, hỏi. - Thể hiện cụ thể nhất của sự phóng khoáng và tinh thần ôn hòa tôn giáo là trong 5 năm học Lasan, tôi chưa hề thấy có một bất hoà về tôn giáo nào, lớn hay nhỏ, xảy ra giữa những cậu bé con nhỏ dại, còn hiếu thắng, có thể đấm nhau vì một bàn ca-rô hay rất nhiều lý do khác. Ở tuổi tóc nhuộm, thấy và trải qua rất nhiều chuyện, chứng kiến vô số xung đột vì đủ lý do thì tôi thấy chuyện này thực là đặc biệt, vì tôn giáo vốn là một trong những nguyên do xung đột lớn nhất của loài người; thế mà các cậu bé con khác nhau về tôn giáo, sinh hoạt trong một môi trường học tập có nét tôn giáo, không vấp phạm. - Vấn đề xem có vẻ giản dị, nhưng không đơn giản. Nó là một “proof of concept”, một nội lực thâm hậu nhưng bày tỏ ra một cách nhẹ nhàng của một đường lối giáo dục. Sự tốt đẹp không phải bằng chữ nghĩa, khẩu hiệu, mà là “hữu xạ tự nhiên hương”. Xin tri ân các sư huynh La San.
# 2691
  10 tháng 01, 2011 15:27  Lê Anh Dũng viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Các bạn thân mến, Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn loạt thơ dịch của Lý Hữu Phước về người lính. Hôm bữa Phước điện thoại cho tôi từ Úc, 2 thằng nói chuyện chắc cũng 2 tiếng đồng hồ. Bạn xưa gặp lại có nhiều điều lạ lùng, tỉ như hôm ngồi gần Lê Ngọc Lân trong đám cưới Lê Thanh Cần, cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, không cần tìm chuyện để nói, 2 thằng rỉ rả khi chuyện nó đến, im lặng thoải mái khi chuyện nó đi, nói về hôn nhân, về những khó khăn này nọ… Nói chuyện trên đ/t có phần khác, không thể 2 thằng cứ đực ra, im lặng vì thoải mái, thế nhưng nói chuyện với Phước là một pleasure. Năm 1976, tôi rớt thi tuyển đại học, nhưng trúng tuyển trung học chuyên nghiệp tại Thủ Đức. Cùng đậu với tôi hình như có Nguyễn Minh Trung (cũng Be 76), Lý Hữu Phước. Trong xã hội VN vào 1976 - hậu 1975 tại miền Nam, đầu óc “phi cao đẳng, bất thành phu phụ” vẫn là một nếp suy nghĩ, thì cái tên “trung học chuyên nghiệp” là cả một sự xúc phạm với thế giá của những anh chàng mới lớn, đang rong ruổi trên đường tình, tìm cái bẫy để đút đầu vô, rồi sau đó than khóc “ước chi anh không gặp em”, “sao em không sang ngang, cho lòng anh đau khổ?”. Phước cũng đậu vào Kiến trúc, Trung Y khoa, nên không tiếp tục học cùng trường. Phước “tam hỷ lâm môn”, ngoài trúng tuyển thêm Kiến trúc, còn trúng lô độc đắc - trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, thế là chàng cắp đít đi lính. Nhắc lại chuyện cũ với Phước, tôi có vẻ không happy khi kể lại chuyện mình phải học tiếp 2 năm rưỡi “trung học chuyên nghiệp” sau khi đã tốt nghiệp trung học lớp 12, “thế nà, thế lào?”. Phước nói một câu rất tội nghiệp làm tôi không tưởng tượng “lúc đó tao ước được học trung học chuyên nghiệp như mày mà cũng không được”, vì lúc đó Phước đang là lính thứ thiệt “phải vác B41, gắn thêm cái booster là cao qúa đầu tao”. Những năm Phước đi lính là những năm VN và Khờ me đỏ đánh nhau chí tử, mìn bẫy rải la liệt, anh nào cũng là thứ dữ, kẻ tám lạng, người nửa cân. Một Be 76 khác của tụi mình, Nguyễn Hoàng Dũng gửi lại một cánh tay (phải không Dũng). Qua đường dây viễn liên, không thấy mặt Phước, nhưng qua giọng nói ước mơ, tôi cảm thấy như thời gian lùi lại trên 30 năm – vào những năm 1978, 1979, nỗi “buồn và khổ” của Phước lúc đi lính, chắc tối đi gác hay lúc ăn, ngủ tập thể như một lính trơn, nó thèm muốn có một chỗ ở “trung học chuyên nghiệp” như tôi. Nỗi ước mơ đó bây giờ tôi vẫn còn nghe lại được trong giọng của Phước, dù Phước bây giờ đã phong lưu “nho xanh chằng xứng miệng người phong lưu”. Vì là lính thú thứ thiệt, nên chữ nghĩa của Phước khi nói về tâm tình của người lính, nếu các bạn để ý, có một “authenticity” của người từng trải. Từng trải, kinh qua, nên thơ văn của Phước có lẽ sẽ tự nhiên cao hơn nhiều người trong chúng ta, những người dù kém may mắn nhưng vẫn may mắn rất nhiều người khác, nửa cái đầu – là nửa cái đầu của người lính, những kích thước, tình cảm rất con người “Ban đêm gió heo may thổi mạnh làm người chiến sĩ lạnh lùng sợ hãi. Cả đêm suốt đủ năm canh, dưới bóng trăng sáng nhìn về nơi xứ sở của mình lòng càng bồn chồn nhớ nhà”. 2 chủ đề tình yêu và người lính là 2 chủ đề gắn liền với con người từ ngàn xưa, và cũng gắn chặt với Việt Nam, Phạm Duy trong lời dẫn của trường ca Mẹ Việt Nam của ông đã nhắc đến như “đất nước đao binh, người chinh phu muôn thủa”. Hôm nay, xin gửi tới các bạn loạt thơ “phóng tác” của Phước về người lính, trong đó dimension con người, chứ không phải nét anh hùng, sử thi sẽ là điểm nổi bật. ********* Tòng quân hành – Lệnh Hồ Sở Sóc phong thiên lý kinh, Hán nguyệt ngũ canh thanh. Tùng hữu hoàn gia mộng, Do văn xuất tái thanh. 從軍行 – 令狐楚 朔風千里驚, 漢月五更青。 縱有還家夢, 猶聞出塞聲。 Gió may ngàn dặm dạ kinh, Trông về đất Hán, năm canh trăng tà. Có đêm nằm mộng về nhà, Tiếng quan truyền lịnh tiến ra biên thùy. (Bài ca tòng quân – LHP phóng tác) Lệnh Hồ Sở (766-837 – thời Trung Đường) làm bài thơ này tả lại tâm tình của người lính thú đóng quân ở biên giới phía bắc Trung Hoa xa quê hương ngàn dặm. Ban đêm gió heo may thổi mạnh làm người chiến sĩ lạnh lùng sợ hãi. Cả đêm suốt đủ năm canh, dưới bóng trăng sáng nhìn về đất Hán nơi xứ sở của mình lòng càng bồn chồn nhớ nhà. Đã là thân phận làm lính thú, ví dầu có nằm mơ về nhà nhưng nữa đêm có lịnh quan truyền xuất quân đánh giặc thì cũng phải tuân theo. Bài thơ tả về tình cảnh người làm lính vừa buồn lại khổ. Bài hát tòng quân – Trần Trọng Kim dịch (trong phần Chú thích của Phước) Gió may ngàn dặm đáng kinh, Trăng thanh đất Hán, năm canh thẫn thờ. Ví dù nằm mộng về nhà, Còn nghe lịnh xuống truyền ra cõi ngoài. ************ Phục sầu kỳ 3 – Đỗ Phủ Vạn quốc thượng nhung mã, Cố viên kim nhược hà, Tích qui tương thức thiểu, Tảo dĩ chiến trường đa. 復愁其三 – 杜甫 萬國尚戎馬, 故園今若何, 昔歸相識少, 早已戰場多。 Muôn nơi lên ngựa nhung đao, Vườn xưa làng xóm ra sao độ rầy ? Xưa về còn biết ai đây, Mới hay quê cũ dãy đầy chiến tranh. (Lại buồn, kỳ 3 – LHP phóng tác) Thời Đỗ Phủ (712-770), nước Trung Hoa có nhiều loạn lạc, chiến tranh, ông có làm tất cả 12 bài Phục sầu. Câu một: Đời Đường Minh Hoàng, từ năm 755 có loạn An Lộc Sơn, sang năm 756 nhà vua phải bỏ kinh thành Trường An (nay là Tây An) chạy giặc. Khắp nơi trong nước đều có giặc giã, tướng lãnh và quân sĩ với nhung bào binh đao trên ngựa lên đường dẹp giặc. Câu hai: Đỗ Phủ – quê ở đất Đỗ Lăng, thuộc phủ Tương Dương – lúc tản cư sang Hoa Châu, đất Thục (Tứ Xuyên), bâng khuâng không biết quê nhà ra sao. Câu ba: Khi quân triều đình chiếm lại thành Lạc Dương, Đỗ Phủ trở về quê nhà nhưng không thấy người quen biết lúc trước. Câu bốn: Lúc đó ông mới biết quê hương bị tàn phá vì chiến tranh nên mới làm bài Phục sầu (Lại buồn). Lại buồn kỳ 3 – Trần Trọng Kim dịch (trong phần Chú thích của Phước) Binh nhung muôn nước nôn nao, Quê hương biết đã ra sao đó rồi, Xưa về quen biết mấy ai, Hay đâu sớm đã hóa nơi chiến trường. ********* Y Châu Ca – Cáp Gia Vận Đả khởi hoàng oanh nhi, Mạc giao chi thượng đề. Đề thời kinh thiếp mộng, Bất đắc đáo Liêu tây. Đánh đi chim én hoàng oanh, Đừng cho nó hót trên cành cây cao, Làm cho tỉnh mộng chiêm bao, Để hồn thiếp chẳng tìm vào Liêu Tây. (Bài ca Y Châu – LHP phóng tác) Bài thơ tả cảnh đau khổ của người vợ vì chồng làm lính đi xa. Nỗi thất vọng của người thiếu phụ vì tiếng hót của chim oanh làm nàng tỉnh giấc mộng đi tìm và gặp chồng làm lính ở Liêu Tây. Bài hát Y Châu – Trần Trọng Kim dịch (trong phần Chú thích của Phước) Nhờ ai đuổi hộ con oanh, Đừng cho nó réo trên cành lao xao. Làm cho thiếp tỉnh chiêm bao, Liêu tây đi tới làm sao được chừ. ********* Lương Châu Từ – Vương Hàn Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm, tì bà mã thượng thôi. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. 涼州詞其 – 王翰 葡萄美酒夜光杯, 欲飲琵琶馬上催。 醉臥沙場君莫笑, 古來征戰幾人回。 Rượu ngon trong chén sứ ngà, Uống nhanh !, tiếng nhạc hối ta lên đường. Nằm say chiến địa đừng cười ! Từ xưa xuất trận, bao người về đâu ? (Bài ca Lương Châu – LHP phóng tác) Bài thơ tứ tuyệt cổ này nổi tiếng từ lâu vì nó có âm điệu rất hay và qua lời thơ tôi nghĩ có thể nói đây là tâm tình của một vị tướng quân vì những lẽ sau đây : • đọc qua bài “Tòng quân hành” ta thấy được thân phận buồn khổ của người lính thú thời xưa, làm gì được uống ly rượu tiễn đưa, • chỉ có vị tướng cao cấp mới được thưởng thức rượu đỏ quí bồ đào mỹ tửu bằng chén rượu sứ ngà sang trọng dạ quang bôi, • lời lẽ hùng hồn của vị tướng chỉ huy ra lệnh cho tướng sĩ dưới quyền “Uống nhanh !, tiếng nhạc hối ta lên đường.” • chỉ người quyền thế thời xưa mới dám uống rượu say mèm mà nằm dài nơi chiến địa (túy ngọa sa trường), còn bảo người khác đừng cười mình (quân mạc tiếu), • chỉ có giai cấp lãnh đạo mới dám phát biểu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?” (Từ xưa xuất trận, bao người về đâu ?) Bài hát Lương châu – Trần Trọng Kim dịch (trong phần Chú thích của Phước) Rượu nho kèm với chén lưu li, Uống thì trên ngựa tiếng tì dục sôi. Say nằm bãi cát chớ cuời, Xưa nay chinh chiến mấy ai đã về. Gửi Lý Hữu Phước - người lính năm xưa. Dũng
# 2673
  04 tháng 01, 2011 16:02  Lê Anh Dũng viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Bụt nhà thiêng lắm chứ! (Đúng ra tôi muốn viết riêng thành chủ đề "Bụt nhà thiêng lắm chứ!", nhưng không biết làm sao để tạo chủ đề mới nên mượn đất ở đây, cũng là dính dáng tới "Tình bạn 2010) Gửi Vũ Văn Chính, Be Tú Mông và tất cả các Be của 101 năm Taberd. Tục ngữ Việt Nam có câu “Bụt nhà không thiêng”, câu này thường là đúng. Hôm nay tôi muốn thêm 7 dấu dièse vào câu trên để giới thiệu về loạt bài “Về quê ăn tết” của một Be 76 - Lý Hữu Phước. Thực ra tôi có “ân oán giang hồ” với Phước. Ở Taberd 4 năm, từ 9 tới 12, tôi đánh lộn với 3 thằng (nói cho oai, chứ thực ra là tôi bị tụi nó “giáo dục”, sửa trị bằng chân tay). Thằng thứ 1 là Lê Văn Thành, năm lớp 9 thầy Quế dạy về Nguyễn Công Trứ, dạy về hát ả đào, ca trù, ca nhi. Thành ngồi bên cạnh tôi, trước mặt tôi là Nguyễn Đình Biên. Không biết thằng nào đầu têu gọi Thành là “ca nhi” vì Thành ăn mặc rất lịch sự, lả lướt (tôi còn nhớ nó ở đường Đặng Dung, Tân Định hay Đa Kao gì đó); tôi cũng “ai sao tui dzậy” gọi nó là “ca nhi”, thế là nó cho tôi một đấm, tôi có đấm lại, nhưng Thành làm “chủ cuộc chơi”, tôi đấm lại nó cú nào là trật lất cú đó. Kết qủa là tôi chừa, không dám xúc phạm tới “ca nhi” nữa. Thằng thứ 2 là Trần Minh Thiện, thông minh, nhân hậu, viết chữ đẹp không thể tả, chữ tôi so với chữ nó cứ như chữ con nít so với Vương Hy Chi. Hai thằng chơi carô với nhau, cãi nhau vớ vẩn sao đó, thế là đánh nhau. Lúc này tôi đã học Thiếu Lâm được khoảng 2 năm sau bài học thất bại với Thành, nhưng hoàn toàn không ăn thua gì, vì thụi nhau trong giờ học, không thể nào nhảy nhót, múa may được. Năm 1979 tôi đạp xích lô tới nhà Thiện mời nó đi ăn sáng, hãnh diện vì tiền làm ra từ đôi chân của mình. Thiện nhìn tôi thương xót, ăn uống rất tận tình, làm tôi rất hỷ hả, thế nhưng ăn xong, nó dành trả tiền, nói thế nào nó cũng không nghe. Kiếp này không mời Thiện được, nhất quyết là kiếp sau gặp lại “níu lấy đời nhau” ( http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=CMEehPc35f , nhạc VN hòa âm kiểu Mỹ, ban nhạc Mỹ, hòa âm hết xẩy, hát kiểu Jazzy). Thằng thứ 3 là Lý Hữu Phước. Thằng này hơi quái chiêu, theo Đạo Đức Kinh của Lão Tử thì nó chơi trò Âm, mềm như nước, trũng, thấp. Tuổi trẻ thường hiếu thắng, Phước là thằng giỏi nhưng không lộ ra, tôi nhớ mang máng lời nó “địch thủ chết vì sự hung hăng của nó” như một yếu chỉ của Aikido mà Phước học ở Mossard. Lúc học luyện thi đại học với nó (cuối năm 1976), nhiều lúc nó làm tôi ngạc nhiên khi nó thuộc và hát mấy bài như “Bình Long anh dũng” có lời “Xa Cát, Xa Cam …”, nghe rất là fun cọng thêm những commentaires tửng tửng của nó, đúng là kiếm báu không lộ ra ánh sáng. Cũng cái tật “đụng” của tôi, năm 1976, tôi chê frère Vũ Đức Hoành dạy Anh Văn là dạy dở. Phước cấm tôi chê (vì nó là đệ tử của frère Hoành từ Mossard, tôi xúc phạm sư phụ thì đương nhiên đệ tử phải ra tay trừ gian, diệt bạo), tôi cứ chê, thế là Phước “giáo dục” tôi bằng qủa đấm tức thì, nó là thằng rất dễ thương, đáng mến, hình như tôi chỉ xô nó ra mà không đánh lạị vì … “đức trọng, qủi thần kinh”, chỉ ngạc nhiên vì sư phụ dạy yếu chỉ của Aikido cho học trò mà lại đấm học trò!!! Hôm bữa tôi nhắc lại chuyện cũ với Phước, nó cười khà khà “frère Hoành đâu phải là thày dạy Anh Văn, làm sao ổng dạy giỏi được” (năm 1976, chuyện phân bố dạy học rất lộn xộn, thày môn này dạy môn kia). Nhắc tới frère Hoành tôi rất thương, năm 1976 ông đeo một cái kính, bị bể một tròng, có một vết nứt ngang ở giữa, không có tiền thay và ông cứ thế mà đeo dài dài, ai có đeo mắt kính mới hiểu cái khó chịu của vết nứt kéo ngang một mắt! Trong lời giới thiệu về bài “Về quê ăn tết” của Phước (trong phần đầu của link 1) nhân dịp tôi có giới thiệu về Taberd.org cho công chúng. Trong bài này Phước cũng viết, nhắc về Mossard, Taberd, và có rất nhiều hình ảnh Việt Nam, kể cả hình Taberd trong bài. Tiếc là website www.talawas.org vẫn bị Ddos (distributed denial-of-service) attack nên loading chậm, hình có lúc displayed, có lúc không, kiên nhẫn hay hên thì xem được hình. Thân mến giới thiệu với các bạn về 3 bài trong loạt bài “Về quê ăn tết” của “Bụt nhà” Lý Hữu Phước. 1/ http://www.talawas.org/?p=20711 2/ http://www.talawas.org/?p=20714 3/ http://www.talawas.org/?p=21097 Dũng
# 2588
  22 tháng 12, 2010 02:30  Trịnh Lương viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Xi, Rảnh quá ngồi viết sớ trình Táo quân cuối năm. Giáo Nguyên chưa có nickname thì chọn cái này cũng nghe ngồ ngộ hay lắm : " Be Mô nhưng chưa êm tai , chỉnh sửa một chút là Be Mo, OK chứ hả ? Be Mo là Bo Me, thêm dấu mắm muối vào là .... Bỏ Mẹ......hahahaha. dzoọt lẹ ..... Thân tú mông TrL
# 2599
  23 tháng 12, 2010 00:14  Tín viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Mô Phạm ơi, Nguyên cu này chọn danh hiệu be cho nó sao tui nghe chưa lọt ...tai chút nào hết. Be Nhàn ? Nó nhàn thì có thể đúng nhưng nó có ngồi được yên lâu đâu. Cứ hai ba ngày là nó xuống TST rủ rê anh em ... đi quậy. Không biết ai khác chứ tui mà không thấy cu Mô Phạm này xuất hiện trong hai ba ngày là thấy lo trong lòng à nghen. Thôi Mô Phạm chờ thêm vài ngày nữa xem các be tìm tên thích hợp hơn cho cu nghe !. Thân Be Hói
# 2611
  24 tháng 12, 2010 03:52  Lê Anh Dũng viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Nguyên ơi, Cho thêm nick Khẩu xà tâm Phật (hay là Đ~ nhưng vẫn còn trinh tâm hồn) được không? Vô ý, vô tứ đụng nháng lửa, rêm mình qúa. Cái 2 nicks này may ra là bùa làm anh em thông cảm.
# 2676
  06 tháng 01, 2011 14:58  Be Đ viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Nick masters – Giáo Nguyên & cụ M: Phước cũng là sâu cải lương, vọng cổ; nên gọi chàng là Be gì đây, nhờ 2 huynh bouger la tête, R.S.V.P? Note: Đuông chà là là một loại sâu, nó đục trong cái lõi non của cây chà là, ăn hết chất bổ béo của lõi, nhậu đuông chà là với Cognac & Perrier, hay Whisky on the rock thì “đời chỉ có thế mà thôi”. ***** Trích trong “Đọc thơ Tứ Tuyệt” của Lý Hữu Phước . Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên – Lưu Trường Khanh Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh. Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh, Thảo lục hồ nam vạn lý tình. Mưa sương thấm áo mờ trông, Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm. Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần, Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa. (Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác) Tôi biết đến bài thơ này trong một chuyến du lịch Hà Nội và xem được một bài viết trên báo Tuổi Trẻ (số ngày 21-06-07) nói về một bài thi Hán văn trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh tại Bắc Kinh. Đã hơn mấy chục năm nay, lần đầu tiên chính quyền cộng sản Trung Quốc mới ra một đề tài thi bàn về hai câu Đường thi cũ của Lưu Trường Khanh (mà báo Tuổi Trẻ nói sai là của Lý Trường Khanh) mà đề tài không dính líu vì về chính trị và chương trình dạy Hán văn Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh. (Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu) Đề thi đòi hỏi học sinh bình luận về hai câu thơ trên trong bốn cách giải thích khác nhau: 1. đây là bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp mùa xuân, 2. “mưa mong manh”, “cánh hoa rụng”: đặc tả nổi cô đơn không người thấu hiểu, 3. “nhìn không tỏ”, nghe không thấu không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi, 4. quan niệm sống trong thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay. Bốn câu thơ trên là câu 3 – 6 trích trong bài thất ngôn bát cú Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên. Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành, Thủy quốc xuân hàn âm phục tình. Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh. Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh, Thảo lục hồ nam vạn lý tình. Đông đạo nhược phùng tương thức vấn, Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh. Gió xuân theo đến Ngô thành, Tiết xuân trời lạnh gợi tình non sông. Mưa sương thấm áo mờ trông, Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm. Đầu nguồn buồm lẻ chiều dần, Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa. Lối đông ai thấy hỏi ta: “Áo xanh nay gặp một nhà nho sinh.” (Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – LHP phóng tác) Trong câu một, Hạp Lư thành là kinh đô của vua Hạp Lư nước Ngô thời Xuân Thu, bây giờ là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tây. Hai câu “Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” (“Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ, hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu”) tả lên một nỗi lòng buồn bã lưỡng lự của kẻ tiễn bạn lên đường, khiến người đọc cảm nhận một nỗi buồn man mác của cuộc chia ly. Đoán ra mới hiểu được cảnh tiễn đưa ảm đạm khiến người trong cuộc không để ý đến cảnh vật chung quanh. Lưu Tường Khanh vì lòng quá buồn tiễn bạn không màng tới cơn mưa phùn ướt cả áo mình và dòng lệ tuôn tràn trên mắt nên không nhìn tỏ. Và lòng ông còn bịn rịn, bận bịu trong cảnh chia ly nên không nghe thấu được những cánh hoa bay rơi rụng nhẹ nhàng trên đất. Đó là một bút pháp ước lệ khiến người đọc suy nghĩ và tự có sự cảm nhận riêng. Trong câu cuối “Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh” (“Áo xanh hôm nay gặp một nho sinh.”), Lưu Trường Khanh khiêm tốn ví mình là người áo xanh (thanh bào) gặp vị nho sinh Nghiêm Sĩ Nguyên. Trong khi câu thơ của Lưu Tường Khanh “Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh” đã để lại cho người đọc nỗi buồn nhẹ nhàng, thì Vi Thừa Khánh lại có hai câu “Lạc hoa tương dữ hận, Đáo địa nhất vô thanh” làm cho đọc giả bứt rứt với mối sầu ly biệt. Cùng tả đề tài tống biệt qua cảnh hoa rơi, hai tác giả có hai thủ pháp riêng biệt. ------------------------------------------ Chú thích của Lý Hữu Phước Ngô trung tống Nghiêm Sĩ Nguyên – Lưu Trường Khanh Xuân phong ỷ trạo Hạp Lư thành *, Thủy quốc xuân hàn âm phục tình. Tế vũ thấp y khan bất kiến, Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh. Nhật tà giang thượng cô phàm ảnh, Thảo lục hồ nam vạn lý tình. Đông đạo nhược phùng tương thức vấn, Thanh bào kim nhật ngộ nho sinh **. * : thành Hạp Lư là kinh đô của vua Hạp Lư nước Ngô thời Xuân Thu. ** : tác giả khiêm tốn cho mình là người áo xanh gặp nho sinh Nghiêm Sĩ Nguyên. 吳中送嚴士元 – 劉長卿 春風倚棹闔閭城, 水國春寒陰復晴。 細雨濕衣看不見, 閑花落地聽無聲。 日斜江上孤帆影, 草綠湖南萬里情。 東道若逢相識問, 青袍今日誤儒生。 (Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên tại đất Ngô – Lý Hữu Phước phóng tác) Gió xuân theo đến Ngô thành, Tiết xuân trời lạnh gợi tình non sông. Mưa sương thấm áo mờ trông, Hoa rơi lướt đất, nghe không tiếng thầm. Đầu nguồn buồm rẽ chiều dần, Hồ nam cỏ biếc muôn ngần tình xa. Lối đông ai thấy hỏi ta: “Áo xanh nay gặp một nhà nho sinh.” (Ở đất Ngô tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên - Điệp Luyến Hoa) Nương chèo ghé đất Hạp Lư, Trời xuân hiu hắt khi mờ khi trong. Mưa phùn chẳng tỏ đường trông, Hoa rơi lặng lẽ nghe không tiếng gì. Buồm đơn nhuộm ánh chiều đi, Cỏ in tình đượm xanh rì bờ nam. Đường đông ai có hỏi thăm, Áo xanh đã gặp một lần nho sinh (Tiễn Nghiêm Sĩ Nguyên - Cao Nguyên Minh) Tựa mái chèo theo gió ghé ngang Tiết Xuân, trời lạnh lẽo phong quang Mưa phùn ướt áo nhìn không rõ Hoa rụng vô tình không tiếng vang Ảnh chiếu tà dương buồm lẻ bóng Cỏ in tình vạn dặm hồ Nam Ngõ đông, nếu có người quen hỏi Nho sĩ,áo xanh lại ghé thăm
# 2680
  08 tháng 01, 2011 19:47  Cụ M viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Chào Be Cụng, Tôi xin thế chử Đ bằng C, vì tôi không thích chử Đ, Lý Hữu Phước hình như chưa bước ra Sân Trường nên tôi không biết bày ra tên gì, thôi đành nhường phần này lại cho ông Giáo Le. Thành thật mà nói văn chương và văn nghệ là hai môn mà tôi rất dở, có thể nói gần zero, Vì ham có bạn và vì ham chọc bạn nên lay hoay lên Sân Trường chứ mỗi lần viết là mỗi lần tôi khổ sở vì dấu hỏi dấu ngã. Bà xã tôi hay chê tôi " không biết học làm sao mà được nhất lớp, chính tả sai be sai bét, thế mà cũng tự hào là học sinh Taberd ". Trở lại thơ văn của Lý Hữu Phước, tôi có đọc qua mấy bài “Về quê ăn tết”, tôi rất thích và rất phục cách viết của LHP, tôi có coi lại kỹ yếu và cố nhớ lại gương mặt của LHP nhưng chưa dám chắc, hình như LHP sức môi thì phải (xin lỗi), chứ như hai tên đứng cạnh, Nguyễn Tư Bích và Nguyễn Quang Đức (lớp 10B1), tôi còn nhớ rất rõ. Mặc dù văn chương kém nhưng tôi cũng hiểu được lờ mờ mấy bài phóng tác của LHP và thấy hay nên tôi đề nghị Be Cụng mỗi tuần cho lên Sân Trường một bài của LHP vì ngoài anh em Taberd còn có Thầy Cô, Sư Huynh, Phụ Huynh và các Bu ghé qua Sân Trường và có trình độ thương thức và thích tài nghệ của bạn LHP như bạn Nguyễn Kiến Phong. Thân ái Cụ M
# 2681
  08 tháng 01, 2011 22:45  Be Le viết,  
Locked Chủ đề đã đóng
Be Đụng và Be Cụ, Không có gì khó, Be Lý hữu Phước là Be Thi sĩ hoặc là Be Mơ ( thi sĩ nhiều mơ mộng ) Be Cụ bị vợ rầy làm mang tiếng Be quá. Be Cụ cố gắng lấy điểm với Bu đi để khỏi bị rầy. lấy điểm cách nào thì hỏi Be Quậy Sơn Lai, hahaha Bye bye Giáo Le