- Quán Cà phê Âu Cơ (Au Coeur Des Paris) - Con Tim ở Paris.
- (tháng 9 năm 2010)
- Thư gửi Các Be - (tháng 9 năm 2010)
- Thư Ngỏ Các Be Tabu - (tháng 8 năm 2010)
- Chuyện về những cái tên - (tháng 6 năm 2010)
- Chuyện cái ti thuở nhỏ của tôi - (tháng 6 năm 2010)
- Bánh cuốn Mẹ Thằng M - (tháng 4 năm 2010)
- Bột Chiên nhà bà Liên - (tháng 4 năm 2010)
- Các trang sáng tác khác
- Kỷ niệm 3 năm Taberd.org (2012)
- Bạn bè năm xưa (2010)
- Bạn bè năm xưa (2011)
- Cảm xúc (2009)
- Cảm xúc (2010 - Phần 1)
- Cảm xúc (2010 - Phần 2)
- Cảm xúc (2011 - Phần 3)
- Cảm xúc (2012)
- Những năm tháng qua (2010)
- Những mẩu chuyện cũ (2010 - Phần 1)
- Những mẩu chuyện cũ (2010 - Phần 2)
- Viết về các Frère và Thầy Cô (2010)
- Viết về các Frère và Thầy Cô (2012 - Phần 2)
Bột Chiên nhà bà Liên
Nhân dịp một chuyến đến thăm bạn bè Taberd ở Canada, vào đầu tháng tư vừa qua, tôi đến Montréal lần đầu, một thành phố rất khác với Paris mà tôi đã sống gần bốn thập niên.
Ở đó đất rộng cũng như cái xứ Hoa Kỳ kế bên, nhà cửa và đường xá có phần lớn hơn ở Paris. Trong thời gian 48 tiếng tôi có mặt tại Montréal, tôi đã được bạn bè ở đây đón tiếp một cách nồng hậu và đưa tôi xem một số cảnh vật đặc trưng của Montréal.
Sáng ngày Chúa Nhật, tôi đã được ông cựu trưởng lớp NVEM cho đi chơi một vòng ngoại ô của thành phố. Đến khoảng 11h30 anh chàng cựu học sinh ưu tú đưa tôi đến tiệm ăn có tên là Phở Liên. Trong tiệm đã có mặt ông bạn Tăng Kiên, phu nhân và con gái đang ngồi chờ chúng tôi, sau đó có Trần Sư Tứ, Lê Như Trầm (patron). Trong thực đơn tôi thấy những món rất bình dân, đặc biệt như 'phở', 'gỏi khô bò', 'bột chiên', vân vân và vân vân.
Mr patron LNTrầm đã gởi hai dĩa 'gỏi khô bò' để cho chúng tôi cùng thưởng thức. Phải công nhận là dĩa gỏi đã làm cho tôi nhớ lại SG, nhưng nếu ở SG thì tôi nghĩ là tôi sẽ làm một mình với ớt thật cay sau đó chơi thêm một ly nước mía (cho tào Tháo rượt chạy chơi), nhưng ở đây ăn bao nhiêu ấy để nhớ một tí về SG.
Qua phần thứ hai, Mr patron đã kêu thêm hai dĩa 'bột chiên'. Nhìn vào hai cái dĩa mà tôi đã cho đầu óc đi thẳng một lèo về tới SG. Những miếng bột chiên lẫn với trứng và hành lá. Tôi gắp mấy miếng đầu tiên cho phu nhân của Tăng Kiên và con gái của Mông-xừ này trước rồi mới tới tôi. Chấm vào chén nước chấm màu đen rồi bỏ vô miệng, ôi chao ôi sao mà nó đã quá, mùi vị này đã đưa tôi trở lại chiếc xe đẩy trước Bưu Điện gần Taberd của 40 năm về trước. Những miếng bột đã được ăn một cách nhanh chóng đủ chứng tỏ nó ngon đến làm sao. Trầm ơi, mầy là thằng bạn kỷ niệm (như Lê Như Quốc Khánh), cái món bột chiên này đã làm cho tao nhớ về SG rồi mầy ơi, nhất là nhớ lại mái trường Taberd của tụi mình !
Sau đó tôi được cho ăn thêm một tô phở, mặc dù cũng rất ngon nhưng trong miệng tôi vẫn còn lại cái mùi của mấy miếng 'bột chiên', chắc từ đây tôi phải đặt tên cho thằng bạn kỷ niệm là Trầm Bột Chiên !
Rồi chiều đến, tôi giả từ Montréal để trở về Paris với Tour Effel và nhà thờ Notre Dame bên cạnh giòng sông Seine (mời các bạn nghe bản nhạc Paris có gì lạ không em ? để hình dung ra cảnh đẹp của thành phố này) nhưng tôi sẽ không quên chuyến đi thăm bạn be ở Montréal này và nhất là hai cái dĩa 'bột chiên' của nhà bà Liên (Mme LNTrầm).
Bánh cuốn Mẹ Thằng M
Phảng phất mùi thơm từ trong bếp bay ra, mặc dù sau một ngày mệt mỏi từ phương xa lặn lội đến đây, mùi thơm rất quen thuộc của một món ăn gì đó đã làm cho tôi quên cả sự mệt nhọc và tỉnh ngủ ngay.
Tôi vội vã bước ra khỏi phòng, trên bàn ăn đã có một dĩa được trưng bày thật là hấp dẩn ! Những cọng giá và rau thơm thái nhỏ để cạnh bên những miếng chả lụa đã được cắt mỏng, và những chiếc bánh cuốn bên trong có thịt thái nhỏ và màu đen của nấm. Kế bên nữa là những chiếc bánh mỏng dinh không nhân cùng hành phi làm tăng thêm màu sắc cho các món ăn. Mùi thơm và khói nóng bay lên cho biết rằng các món này vừa được chuẩn bị xong. Đó chính là dĩa Bánh cuốn của Mẹ Thằng M !, chỉ cần nhìn vào đó là tôi cứ tưởng mình đang được về xứ Việt Nam để được hưởng lại hương vị của quê hương.
Cầm đôi đũa lên, vì lể phép cho nên tôi không thể ăn vội vàng dĩa bánh ấy. Cái đôi đũa tinh ác kia cứ từ từ mà mi gắp được một miếng nhỏ rồi mi còn đem qua chén nước mắm để nhúng các nàng bánh cuốn trước khi đưa vào miệng cu/a ta, đũa ơi Mi thật là ác !
Miếng bánh đã được đưa vào miệng, mùi thơm và dẻo của những chiếc bánh cộng thêm vị nước mắm hơi cay cay, ơi sao mà đã quá trời vậy ông ơi ! Tôi thì có cái tật tham ăn và ăn lẹ nhưng lúc này tôi lại cố nhai đi nhai lại miếng bánh dẻo dai kia để tận hưởng cho hết mùi thơm ngọt của thịt và cái giòn giòn của hành phi và tôi cũng không quên kèm thêm miếng chả lụa (đang chảy nước miếng đây mấy cha ơi !). Sao mà nó ngon quá đến quên cả đường về ! Đó chỉ là một trong những món ngon của Mẹ Thằng M ! (tự bà Dung, tự bà xã của Mr Nguyễn Văn Em nhà mình).
Mẹ Thằng M ! đã cho tôi được thưởng thức vài chục món ngon khác nữa không tiện kể ra đây vì nếu kể ra tiếp thì tôi lại phải lấy vé máy bay với cái cớ để đi thăm thằng M bên đó chứ chẳng lẽ nói là đi để ăn thêm một chầu Bánh Bèo Huế của bà Dung nữa !
Chảy nước miếng đã nhiều rồi, thôi mấy ông nên đón xem kỳ tới tôi sẽ kể về món Bột Chiên của nhà bà Liên (bà xã của Lê Như Trầm)
Tôi có vài hàng xin tặng Mẹ Thằng M !
Đâu đây vẫn nhớ cái mùi bánh kia
Bánh này vừa dẻo vừa dai
Ăn vào mấy miếng nhớ hoài không quên
Bên ngoài bánh trắng tựa như trăng rằm
Nên trong nhân thịt với hành thật thơm
Quên hành với giá chắc là cũng ngon
Không cần mắm muối như vậy cũng ăn
Bánh kia bánh gọi tên gì
Bánh kia không lẽ lại là
Bánh Cuốn của bà tên Dung
Chuyện cái ti thuở nhỏ của tôi
(Truyện không dành cho những cái đầu xấu và có đôi bàn tay hiếu động, mạnh mẽ)
Mẹ tôi kể rằng, khi tôi được sanh ra đời trong một bệnh viện gần nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm, ở ngay ngã tư Phú Nhuận, mà mãi mấy chục năm sau tôi cũng được biết qua những buổi nói chuyện, cũng có một thằng bạn thân cũng chào đời ở đây, ngày ấy hai ông nhóc ra đời trong cùng một năm, cùng luôn một tháng, một đứa đầu tháng, một đứa cuối tháng, thật hy hữu.
Khi ra đời, lúc đã được 3 tháng thì tôi là một chú nhóc rất hiếu động, nhất là đôi tay lanh lẹ và mạnh mẽ của tôi. Thế rồi lên 5 tháng thì mẹ tôi lại có bầu lần nữa, tội cho tôi đang được vòng tay ấm áp của mẹ nâng niu, thì nay đành phải sắp sửa nhường cho thằng em đang chờ ngày chui ra đời. Người xưa thường nói "Mất vú mẹ thì bú vú dì", nhưng các Dì của tôi thì vừa mới lớn, có Dì thì còn nhỏ thì làm sao chăm sóc cho tôi được, nên Mẹ đã chuẩn bị kiếm cho tôi một chị vú, chị này còn trẻ mới 16 tuổi, mẹ bảo kiếm người trẻ làm việc nó lanh lẹ hơn, thế là tôi có một bà vú trẻ từ lúc ấy.
Vì phải rời mẹ quá sớm nên tôi không chịu, và thường xuyên khóc nhè, chỉ tội cho chị vú trẻ không biết làm sao dỗ cho tôi nín, vì để em khóc nhiều thì chị sẽ bị mẹ la rầy, không hiểu có ai mách nước cho chị hay không?, chị bèn tinh nghịch cầm tay tôi rồi để lên ngực chị, vậy mà lại hay, tự nhiên tôi nín khóc ngay lập tức, chị lẩm bẩm: "Vậy là thằng bé nhớ vú mẹ", thế là từ đó trở đi cứ mỗi lần tôi nhớ đến cái ti rồi khóc, là chị áp dụng ngay bài học trên, mà không hiểu sao tôi lại hay khóc, nhưng thường thì chị chẳng để cho tôi phải khóc, hình như chi cũng đoán đúng ý đồ của nhóc tôi, nên chị cũng lém lỉnh lắm luôn cầm tay tôi và để đúng nơi đúng chỗ, cứ hết bên này chị lại đổi sang bên kia, chị bảo thầm: " Để cho nó cân xứng, kẻo lại bên to bên nhỏ" và chị lại đỏ mặt.
Mà phải công nhận cái ti của chị nó mềm và ấm áp lạ lùng, đến nỗi thằng nhóc tì như tôi mà cũng cảm nhận được. Có lần thấy tôi lúc này cũng 4 tuổi rồi, mẹ mua cho cái ti giả để tôi ngậm cho quen, nhưng tôi đâu có chịu cái ti lạ hoắc nhạt nhẽo và cứng thô ráp kia, mà hình như chị cũng vậy, chị hay giấu cái ti giả đó đi và cứ cho tôi sử dụng cái ti của chị, đôi lúc chị lại lẩm bẩm một mình: "công nhận lâu ngày sờ mãi mình cũng đâm ghiền, nếu mà thiếu vắng một ngày chắc buồn và nhớ". Thế rồi tuổi thơ của tôi được sống trong tình thương yêu và sự chiều chuộng của chị vú.
Theo tháng ngày qua rồi tôi cũng đã lớn và đã đi học, tôi học lớp onziemme tại trường Taberd. Và chuyện gì cũng sẽ qua, vào cái ngày nghỉ hè của lớp onziemme, thì cũng là ngày chị xin phép mẹ tôi để về quê. Bẳng đi một thời gian, tôi chợt nhớ đến chị rồi tôi chạy lại Mẹ và hỏi, Mẹ tôi nói:
- Con ơi chị Thu đã đi lấy chồng dưới quê rồi, chị không lên nữa, con lớn rồi con đâu cần chị vú nữa phải không?.
Trời ơi trời, tôi biết trả lời sao với mẹ tôi đây, tôi lại mất cái ti một lần nữa. Mọi chuyện cũng rơi vào quên lãng, chỉ tội đôi tay của tôi có đôi lúc tự nhiên nó co bóp rất nhịp nhàng, mạnh mẽ mà tôi không hiểu vì sao. Đến nỗi có một lần thấy thằng bạn mập mạp, ngực nó núng na núng nính mỗi khi nó chạy, ngay lập tức cái bàn tay tôi thò vào, và bóp nhẹ cái ti của nó cho đỡ nhớ chị vú.
Sau này tôi lập gia đình, sản xuất 4 cô công chúa thật xinh xắn, tôi không có một đứa con trai nào, có thằng nó hỏi tôi không con trai tôi có buồn không?Tôi thì lại nghĩ: "may quá, chứ nếu mình có một thằng cu, nó giống bố lúc nhỏ và đòi phải kiếm cho nó một chị vú, thì tôi lại có thằng nhóc Nghiêm quốc Việt con thứ hai, với đôi tay mạnh mẽ và hiếu động trong đời rồi. May quá.
Chuyện về những cái tên
NGÀY XƯA:
Thường thì cái tên của một người do cha mẹ đặt, để kỷ niệm một ngày hay một sự kiện gì đấy. Và bọn hoc trò chúng tôi cũng thế, học chung với nhau nhiều năm có nhiều cái tên nghe rất lạ, không đụng hàng và rất dễ nhớ, có khi chỉ nghe gọi không thôi thì cũng có thể biết là quen hay không quen như: Châu Xiên Bàn, Châu Thiên Bửu, Nguyễn Thu Lao Động, Lê Như Quốc Khánh, Lưu Linh Lợi, Hồ Sĩ Thư Thiên, Hồ Tây Giang, Ái Chương, Lý Siêu Phàm, ... Tên dài thòng thì có Phạm Nguyễn Văn Anh Kiệt (biệt danh Tuấn tai heo vì cái tai nó to), Phan Lạng Tương Như mà có lúc gọi là Như Tương, có cái tên nửa Tây nửa Ta như Jean Ta Dzi, lại có cái tên nghe y như dân hồi giáo, dù chủ của nó là người Ấn Độ, đó là thằng Addoul Aziz đen như cục than và không có thằng thứ hai, cuối cùng là ông nội ... Nguyễn Văn Em, một cái tên gọi lên đầy vẻ gợi cảm giữa cái trường toàn nam này.
Và đặc biệt hơn nữa có cái tên vừa nghe, là đã nhớ và sợ vô cùng đó là ..... Trần Trọng An Phong.
NGÀY NAY:
Thế mà lại đúng, khi nghe những cái tên quen thuộc của cái ngày xa xưa ấy, nay lại thấy trên sân trường trang Taberd. Ọc, tôi không thể nào quên được. Chỉ khác là ngày xưa có những cái tên do người lớn đặt, rồi đi học có những cái biệt hiệu do bạn bè tặng: Sơn Mập, Củ Sâm, Lê Dương, Sơn Tây Lai, Tuấn tai heo, Sa Sứt, Khoa Cận, Sơn Harlem ... nghe có vẻ hiền lành làm sao, còn nay tất cả bọn tôi đã trưởng thành rồi, có người đã thành đạt với đủ mọi ngành nghề kể cả nghề thất nghiệp, học hành cũng đã đầy bụng, nên đầu óc quậy phá cũng cao siêu hơn ngày xưa. Cho nên ngoài những cái tên ngày xưa, nay anh em còn bị cho đeo thêm một lô một lốc, những cái biệt hiệu khác nữa dữ dội hơn.
Đầu tiên là những cái tên viết tắt, mà mỗi khi đọc lên nghe nó rất ấn tượng như: QH là Cu Hát, QK=Cu Ca, VQ=Vê Cu, QB =Cụ Bê, DT=Dê Te, DK=Dê Ca, NVE=Anh vê Em, NQV=ngắm cu vợ, NTL=nhỏ thích liếm. Tôi châm ngòi đặt cho anh em những cái tên, Lùng Qỉn (lùng:Long, Qỉn:lượn, lội), Hải dớ để chọc Võ Long Hải, cháu Tô Hoài (Tô:thố, thố hoài là thoái hồ, thoái:lui, hồ:chồn để chọc cụ C, rồi Minh Hà: là Minh Sông: Mông xinh, Việt Lòi, Chu Cọt .... vậy mà tôi cũng bị gọi lại với đủ biệt danh như: Sơn Mờ U, Sơn Su Mô, Sơn Ù, ...
Thôi thì đủ thứ tên nói lái, đọc lên vừa thanh vừa tục: Đặng lăng Nhu, Định Linh Tu, Sù Vớ, Chú Định, Rồng Lộn, Lộn cái Lời, Lộn Cái Lèo, Lồng Lộn, Rồng Lặn, Ngã Ba Ôn Lồm, Ngã Tư Tôn Làn, Tè Lưa, Cua Chu, Cá Đu, Cồn lận, Cai Dù ... Đến nỗi trong sân trường mấy ông thần ... mu phạm phải la trời, thì anh em mới xì - Tốp bớt, nhưng rồi cũng tìm cách vượt rào bằng cách chơi chữ mẫu tự, hay tạo ra mật mã rất thông manh để né tránh kiểm duyệt như: Chính FM, lại còn có tiếng Ý mới là hiện đại: Cazzo, hay những câu đọc lên sao mà giống mật mã trong truyện trinh thám: MKNH, SMRQN, lại còn có cả thơ với thẩn toàn mật mã mới ghê chứ:
Tôi viết như sau:
M K M H U Ơ
M K N H M R Q N
Và một đoạn văn không dấu để anh em muốn hiểu sao thì hiểu:
"Thien Dai con, cuc kho qua, ngay nao ba cung coi ao, ma cung coi quan ma cung khong đươc đu. Con em gai may dam ma van khong co thang đu".
Cuối cùng thì:
Với một câu đố như sau:
Phòng Sản Duy Tồn Thạch Bất Truy (ngừa đẻ nay còn đá chẳng theo)
Hay đặt câu hỏi như của Phạm Đình Nguyên:
-Thích ăn tục nói phét, Tứ lời
-Tư Lầu thích làm việc bằng tay.
-Tư Lù thích làm việc bằng mõm.
Đúng là những cái đầu càng phong phú theo thời đại, không còn là những cái tên đơn giản hiền hòa như ngày xưa nữa, nhưng đây cũng là những kỷ niệm kí ức về những cái tên trong sân trường, ngày xưa cũng như mãi về sau này của một thời để nhớ.
Có những cái tên mang đầy yêu thương, đầy ắp kỷ niệm của một giòng sông tuổi nhỏ, cái tên của con đường với nỗi nhớ dịu êm của một cuộc tình, và cũng có những cái tên trên sân trường ngày nào, nay nó khơi động lại cái không khí sân trường sau bao năm ngủ yên, chợt thức giấc. Những cái tên huyền thoại về một ngôi trường, về những bạn bè một thời của chúng tôi. Tôi yêu và nhớ những cái tên đó cho đến tận cuối của cái cõi tạm này.
Thư Ngỏ Các Be Tabu
Một căn nhà nho nhỏ, một em gái ngây thơ
Xinh tươi và bỡ ngỡ, như bông hoa đầu mùa
Người hay cười e thẹn, miệng như trái mơ ngon
Đôi môi mầu xác pháo, thơm như là quê hương.
Kính thưa các Bu của chúng em.
Hẳn ngày xưa các Bu đi học các Bu cũng có bạn có bè, tuy các Bu cũng có nghịch ngợm với mấy nhỏ bạn, nhưng nói chung các Bu vẫn nghịch dịu dàng và đằm thắm hơn các Be Tabu nhà mình, các Be Tabu thì nổi tiếng nhát như cáy (từ của mấy ông nội bắc kì Tabe), nhưng nổ thì rất bạo vì ngày xưa nhà của các ông nằm gần kho bom kho đạn, không tin mấy Bu cứ xin các anh cho vào cái sân chơi xem sao.
Đó cũng là cái bệnh hay gọi là hội chứng Taberd cũng được, các Bu thông cảm cho chúng em vì từ lúc còn rất nhỏ, cho đến lúc trổ mã dậy thì, cái máu dê nó nổi lên cuồn cuộn trong người, mà ngó tới ngó lui chỉ toàn thấy mấy thằng đực rựa với nhau, suốt bao năm trời học chung với nhau toàn con trai, mà không bị biến tướng đồng tính pede là hay lắm rồi, mới là chuyện lạ chứ.
Thế rồi từ khi cái Hãng phim Taberd bị đứt khúc đời đời, các Be Tabu di tản đi khắp chốn, sau bao nhiêu năm đằng đẵng nhớ thương đợi chờ, nay các Be mới tìm gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi vội gạt nước mắt của buổi tương phùng hội ngộ, một số Be thì nay đã công thành danh toại, thành các anh hùng hào kiệt lẫy lừng, cũng có Be lại trở thành các quý ông Đông-doăng đầy lịch lãm, hội trưởng của cái hội các chị em cơ nhỡ, cũng có Be trở thành liệt sĩ nơi vùng 5 chiến thuật xa xôi không ai lui tới được.
Bên cạnh sự thành công ấy bao giờ cũng có thấp thoáng các Bu nó đằng sau, tôi nghe các ông tung hô các Bu lên như vậy, ngày xưa khi còn độc thân trong trắng, chúng em vui đùa hồn nhiên và vô tư, nay thì cái thân nam nhi của chúng em còn có các Bu thấp thoáng đằng sau lưng, bởi thế mới có những tình huống nhạy cảm mà chúng em, chỉ biết bày tỏ riêng với nhau, chỉ sợ các Bu nó hiểu lầm.
Các Bu của chúng em ơi.
Xin các Bu thương cảm cho các Be Tabu, nghe các Be ấy tâm sự mà thấy tội cho mấy be, muốn rớt nước mắt cá sấu luôn, từ ngày các Be tìm được nhau rồi làm bà tám với nhau, thì mọi sinh hoạt ngày thường trong nhà các Bu bị đảo lộn hết, khi trước các Be ấy siêng năng vô cùng, đi làm về là lao vào lau nhà rửa chén, múc nước cho Bu nó tắm, đưa con đi học đưa Bu đi chợ, có lúc chở các Bu vào Gym nữa, có Be siêng năng từ trong nhà ra đến cái nhà bà hàng xóm Mỹ đen bên cạnh ... tuốt tuồn tuột các Be gồng mình làm hết, làm từ mấy chục năm nay chứ có ít đâu.
Nay thì các Be lại trở chứng đột ngột, các Be cũng làm mọi chuyện nhà nhưng lại làm một cách lơ là, hoặc là làm mau mau chóng chóng rồi rảnh là xà vào cái máy tính, mà không hiểu sao dạo này cái máy tính nó có gì mà hấp dẫn mấy Be thế, có Be đi đâu cũng kè kè cái máy bên hông, làm có khi mấy Bu ghen cả với máy tính, có Bu còn nghi mấy Be đang chat với con nào, nói chung các Bu cứ suy nghĩ lung tung cả lên vì thái độ bí hiểm của các be, đến nỗi lên giường rồi thay vì ôm các Bu thì mấy Be lại ôm cái máy.
Có Be thì sợ Bu nó dục đi ngủ mà lại đang chat say sưa với một Be ở nửa vòng trái đất, thế là Be ôm cái máy vào toilet để chat cho đã, có Be ngồi một mình bỗng dưng cười lên khà khà khiến cho các Bu phải rờ trán xem có ấm đầu không?
Rồi có Be được Bu nhà giao nhiệm vụ kì lưng cho Bu tắm, thế mà một tay ông kì cọ sơ sơ nên mấy Bu không hài lòng, còn tay kia thì mải gõ chát, mấy Be không thèm dòm Bu nó bằng nữa con mắt nữa thì bảo sao Bu nó không buồn?
Viết đến đây chắc chắn có hai Be té giếng lần 1 (tức là mồ côi vợ đó) sẽ cười lên khoái chí mà rằng:
- Thấy chúng bay sao mà khổ thế, coi tụi tớ đây khỏe re. Muốn sung sướng cuộc đời thì cứ té giếng em ơi.
Nhất là thằng Be Mập, đã vậy nó còn lãi nhãi phân bua với bá tánh nữa:
- Tao thấy cu nào cũng cố gắng chiều vợ để có được giấy phép đi chơi, hôm qua thằng Hòa đi mua soup bong bóng cá cho bố vợ nó xơi, thằng Khoa thì lúc nào cũng "Mẹ muốn gì không bố chiều", thằng Thắng thì lo rửa chén cho vợ. Thằng Khải thì phải Nạp cho vợ rồi mới được chạy đi chơi với bạn, thằng Cần thì chở Bu đi chợ, Việt Nghiêm thì miễn bàn, chẳng những chiều vợ mình còn chiều luôn bà Mỹ đen hàng xóm nữa. Thành ra cô Tư QH gọi nhóm mình là Lơ Sơ Vơ cũng phải.
Đã vậy nó còn chọc quê Be Cần lù nữa: "Đã té giếng một lần rồi còn leo lên đi tìm cái giếng khác chi vậy, té giếng là sướng nhất".
Em xin kể cho các Bu nghe một câu chuyện, không hiểu khi cụ Khánh ca cái bài "Tôi đưa em đi chơi" thì Bu cụ ca (xin đừng đọc lái) có vỗ tay hoan hô không? còn em vác cây đờn ra mà gào lên rằng:
Mùi mắm hay là mùi của ai
Mà sao anh đây vẫn thương thầm
Vì em không tắm em để dành
Nên mắm bây giờ là của anh.
Thế là Bu nhà em tức tốc đem cây đờn treo lên giàn bếp, đã vậy Bu còn tỉ tê ư ử: "Cái bài Em Hiền Dịu hay thế mà không hát, lại đi hát đâu đâu không?", và cũng từ đó em giải nghệ luôn và không thể trở thành ca sĩ như cụ Ca được, các Bu thấy thế nào thì cho em biết nha?.
Đấy nói để cho các Bu nhà ta rũ lòng thương các be, mà có lúc ngày xưa các Be một thời oanh liệt, chứ đâu có thất thế sa cơ như bây chừ, chỉ vì các Be yếu đuối quá thương những ông bạn cũ ngày xưa mà các Be mới trở thành như thế. Ôi! cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
Thôi xin hẹn các Bu lần sau vậy, em còn phải đi gánh nước cho Bu nó tắm, lau nhà, rửa chén, đưa con đi học đây. Em xin hát nịnh đầm các Bu nó một câu nữa:,
Làm sao mà quên được, người em gái năm xưa
Sao quên được đôi mắt, như ngôi sao trên trời
Làm sao mà quên được, đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn, sao quên được mà quên.
Hội viên hội Le Cheveur, dịch ra là Hội Cái Tóc, phiên âm là Lơ Sơ Vơ.
Thư gửi Các Be
Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân.
Kính thưa các Be, các Hào Quân TaBu (chúng em dùng từ của Be cổ lổ xỉ Xưng Diệc).
Đọc thư ngỏ của các Be chúng em cũng thấy cảm động và thương các Be lắm, tội nghiệp cho các Be tối ngày làm hùng hục tựa như con bò kéo xe, thế mà có những Bu khó tính lại không cho các Be có dịp được đi bù khú với bạn bè. Nhưng nhờ âm thầm vào sân chơi của mấy Be cho biết, chúng em mới khám phá ra được nhiều điều.
Như thấy cái cảnh của một Be bị vợ bắt cấm trại 100%, khổ một nỗi bạn bè tụi nó cứ réo gọi liên hồi, làm sao mà đi bù khú được đây, không hiểu Be này có hợp đồng tác chiến với thằng anh vợ hay không? mà tự dưng nó gọi điện đến rủ đi đánh banh Tennis, thế là ông mặt mày hớn hở vậy là ông có cớ để dông rồi, thay vì đến sân quần thì ông đến thẳng tới chỗ lũ bạn bù khú vài tiếng rồi dông về nhà, Bu nó hỏi sao lúc nãy ông anh đi tìm ông mà không thấy, thì ông trả lời tỉnh queo: "Tui đi lòng vòng kiếm mà có thấy ai đâu, chắc bị lạc !!". Thế là thoát nạn, hú vía.
Có một lần khác Be đi họp mặt với các bạn đến 2g30 sáng mới về nhà, Be xỉn quắc cần câu luôn đã vậy còn ca hát nào là: "Que sera sera, what will be will be ..." sau chuyển sang gào: "Aline ! pour quelle reviens ... " làm Bu nhà xanh mặt, tưởng ông gọi tên em Aline nào đó, rồi Bu ngồi lắng nghe ông có khai thêm được gì trong cơn say không, đấy sợ ông có rượu vào đâm ra hư hỏng mất đi cái tiết hạnh của thường ngày, bảo sao Bu nó không cấm trại cho được.
Em phải công nhận mấy Be này thông minh và đối phó tài tình, nói nào ngay chuyện các Be gặp nhau thì cũng chả sao, nhưng nhìn hình mấy ông trên sân chơi em thấy nóng mặt sao sao ấy, trong các Be thì tụi em thấy có hai Be bị té giếng lần 1, mà ngày xưa nghe nói các Be là cặp bài trùng hay còn gọi là "Laurel & Hardy"gì đó, các Be đi nhậu quậy quá, có Be thì trong buổi nhậu lại quàng vai cô ca sĩ, thử hỏi các Bu khi nhìn vào mấy Be làm gì mà mấy Bu không lo sợ cho được. Đã vậy Be này còn là tổ sư nói lái nữa, các em chỉ sợ mấy Be nhà bắt chước nói theo thì hỏng đời, mà mấy Be học những cái xấu thì lẹ lắm.
Chúng em thấy cái ông té giếng Mập hay quát chúng em là CÓ NGU, rồi lại quát CÓ IM CHĂNG làm chúng em sợ lắm, đã vậy cái Be Vô Danh còn đế thêm vào Đập Bà Mụ với Búng Lên Bệ, tụi em nghe mà chẳng hiểu gì hết chơn á. Đấy các Be thấy không, các Be Tabu rất yếu ớt và dễ bị bắt chước thói hư tật xấu, bảo sao mấy Bu nó không kềm chế các Be sao được, không chừng cứ buông là chạy mất tiêu luôn.
Chúng em có nghe ông bà mình ngày xưa hay nói: "Gần đèn thì sáng mà gần các Be TaBu thì đen", nên chúng em cứ vẫn lo sợ cho các Be nhà mình, luôn yếu đuối và hay sa đà trong các cuộc vui.
Rồi lại có Be áp dụng luôn cái chiêu Đi Cống Về Nạp, bộ cứ hối lộ là các Bu không biết chắc, thường thì ông đi CỐNG nhiều hơn là ông NẠP, mà ông Cống hăng lắm nên ông Nạp yếu xìu, rồi ông lăn quay ra ngủ, Bu của ông chỉ sợ ông có ngày đứt bóng luôn thì khỏi còn cống với nạp .
Để chúng em kể cho các Be nghe chuyện sau đây, do một Bu của một hào quân anh tài của Tabu kể lại:
- Vào một buổi sáng, có một ông văn sĩ nào đó mà chưa thấy tên tuổi nổi tiếng, có hẹn Cai-bơ với anh M, nhưng anh M lại mắc đi họp chưa về, ông ấy tưởng anh M đang online nên ông ấy hỏi:
"Chào buổi sáng ông M", thấy vậy em mới gõ như sau:
- Dạ ! thưa anh, em là mẹ thằng M tức là vợ của anh M đây, em phải xin phép anh M thì em mới nói chuyện với anh được, nếu không anh M sẽ tuyệt giao với anh. Thôi ! Em chào anh.
Nghe kể thêm lúc sau ông M đi về, nghe Bu nó kể vậy thì ông dặn dò rằng:
- Bu nó lần sau phải tránh xa ông này ra tới 100m, dù là trên mạng, nghe nói cha văn sĩ này ngày xưa giỏi tán gái một cây đó nghe, nguy hiểm lắm.
Đó các Be thấy không, nếu ai cũng đàng hoàng như Be này thì mấy Be có đi đâu đi nữa thì ai dám cấm cản các be, chứ tụi em đâu có phải là người hung dữ gì đâu như thiên hạ đồn bậy bạ. Nói chung là chúng em phải dè chừng các be, vì ngày xưa"Nhất Taberd, Nhì Rouseau" mà, cũng giống như: "Nhất Gia Long Nhì Trưng Vương" vậy, trường của các Be nó nổi tiếng quá nên em nào nó cũng chực đu.
Chúng em rất phục các Be khối Anh văn Tabu, nhìn các Be chụp hình với các Bu mà thấy đáng yêu quá, có Be còn quỳ trước quý Bu nữa, ngoan ghê nơi. Hay như các Be ở Việt Nam, chả bao giờ nghe các Be bị té giếng như ở nơi khác, mặc dù đôi khi có Be còn lén lút đi tìm cái giếng khác, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ để bị té giếng, ai như bên Mẽo này, giếng thì ít mà cứ té lên té xuống hoài, chán như con gián.
Thôi thư đã dài chúng em không biết nói gì hơn nữa, chỉ xin các Be Tabu lần sau cẩn trọng hơn nũa, nếu có ăn vụng thì phải biết giữ gìn, hoặc có té giếng lần 1 thì đừng để té lần 2, lần 3, tốt nhất là đừng bao giờ để té lần nào nữa, em xin hẹn các Be thư sau.
Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không ?
Các Bu của Be TaBu xin kính chào.
Quán Cà phê Âu Cơ (Au Coeur Des Paris) - Con Tim ở Paris.
Quán cà phê Au Coeur được mở vào năm 2005, bởi vợ chồng BS Vũ Thanh Vân, người có văn phòng khám bệnh nằm ngay cạnh văn phòng nha sĩ Nghiêm Quốc Việt. Gia đình BS Vân có một cô con gái tên là Elisse, nên lúc đầu đặt tên quán là chez Elisse, sau 3 năm vì không đủ sức trông nom nên BS Vân bán lại tiệm cho một người em họ là Anh Nguyên. Quán được mở ở Thành phố Westminster, đối diện phía bên kia thuộc về thành phố Fountain Valley, đây là một khu khá giả của Orange County, khá hơn khu trung tâm thành phố Sài Gòn 2 của bà con Việt Nam di tản khi xưa nữa, na ná như khu đường Lê Lợi ngày xưa ở Sài Gòn vậy, tiệm chỉ chiếm diện tích nho nhỏ có 400m2 khiêm tốn thôi, nó nằm cạnh một trường dạy nhạc nổi tiếng của người VN.
Chủ quán là Anh Nguyên, một cựu học sinh trường Jean Jacques Rousseaux (Lê Quí Đôn) ngày xưa. Anh là em của ca sĩ Khánh Ly. Lúc đầu quán được đặt tên là Versailles, rồi sau 1 năm buôn bán có lẽ thấy cái tên Versailles nó khô khan và không thơ mộng chăng ?, nên Anh Chị chủ quán mới đổi thành tên là Au Coeur des Paris cho đến bây giờ, Con Tim Ở Paris nghe nó hay hay và mộng mơ ra phết, nếu đọc như mấy ông bên nhà thì là Âu Cơ, nghe cũng có vẻ cổ tích thuần Việt lắm, chứ còn nghe mấy ông người Trung đọc là Ô Cưa (OK) thì nó lai Mỹ mẹ nó rồi.
Quán chủ yếu bán bánh mì, bánh ngọt làm theo kiểu Pháp, và còn chuyên nhận đặt bánh cho: Tiệc Cưới, Sinh Nhật, Hội Họp,... lại có bán cà phê nữa nên chỉ đặt thệm hai cái bàn bên trong quán và hai cái bàn đàng trước cửa, cho ai thích ngồi lại nhâm nhi bánh hay uống cà phê. Để cho nó đúng là quán Tây giống như quán Brodar, Givral ở đường Tự Do ngày xưa vậy, hay giống như mấy quán bên Paris. Ông chủ rinh nguyên một ông Tây trẻ thứ thiệt 100% qua Mỹ, rồi đưa ông vào bếp để ông chuyên về nấu nướng, đặc biệt là làm bánh mì và bánh ngọt. Ông Tây trẻ này nghe nói nhà ông ở vùng quê (giống như vùng Cà Mau hay miệt U Minh ở VN vậy) tướng ông thấp đậm, ông chịu xa cái xứ Tây để đến cái xứ sở hoa lệ Mỹ Quốc là ông thấy cuộc đời như lên tiên rồi, ông này đặc biệt chuyên nhào bột mì để làm bánh nên ông có đôi bàn tay thật mạnh mẽ và hiếu động, giống ông bạn Nghiêm Quốc Việt của tôi ngày còn bé. Đàn bà con gái mà nằm trong vòng tay của ông Tây chuyên nhồi bột này, thì bảo đảm sẽ trở thành hai trái mướp nhão ngay, nên các chị em chú ý và phòng ngừa là tốt nhất.
Quán chủ yếu do chị Thủy quán xuyến, anh Nguyên thường thường đi làm cho đến 4g chiều mới về phụ vợ, Anh Chị rất thích mấy ông Taberd 76 nhà mình đi đến đâu cũng ồn ào và vui nhộn, thỉnh thoảng đôi lúc dù đang bận rộn bưng bê phụ vợ khi thấy mấy ông Taberd kéo vào tụ tập sinh hoạt là anh cũng ráng chen vô góp chuyện cho vui, kiểu cùng ở làng Tây Ba lô ra mà.
Mà hình như từ ngày có mấy ông nội Taberd thì quán có thêm sinh khí thì phải, có những buổi trưa không ngủ trốn vợ đi chơi hay buổi chiều trốn việc nhà, mấy ông hẹn nhau vô quán cứ thoải mái ai muốn gọi gì thì gọi, ngồi đấu láo đã đời tù tì 3 tiếng đồng hồ rồi đến lúc tính tiền, anh chị chủ quán có khi cũng chỉ tính tiền tượng trưng mà thôi, vì có nhớ mấy ông Taberd nhà mình ăn uống cái chi, nhưng được một cái dân Taberd vốn có tính thật thà khai báo không hề khai gian, nên thường là hai bên cùng vui vẻ.
Hôm anh em Taberd đi lễ cầu nguyện cho bạn hiền Châu Thiên Bửu đang trú ngụ nơi đất Chúa, chị cũng tự tay o bế làm một cái bánh trái cây lớn để chiêu đãi anh em đã có lòng đi dự lễ đông đủ, Chị cũng là người ngoan đạo kinh khủng, cho dù quán có đông khách mà tới giờ đi lễ nhà thờ là chị cũng rời quán để đi đến nhà thờ đúng giờ. Chị Thủy làm bánh pâté chaud thật ngon nhưng số 1 là bánh mì Gà, bánh mì của chị không thua gì bánh mì của tiệm Hương Lan ngày xưa trước khu Bưu Điện Sài Gòn, thường những lúc bận rộn nơi nhà người thương, đói bụng Sơn Mập nhà ta chợt nhớ tới bánh mì của quán chị, thế là chạy sang rinh một ổ rồi về say sưa ngồi gặm, và không chừng nhờ ăn bánh mì gà của Quán Âu Cơ mà Sơn Mập thon người lại và trở nên mi-nhon chăng ?.
Cũng vì những tình cảm của anh chị luôn dành cho anh em, nên có lúc Anh chị thường hay nhờ anh em phụ giúp một tay mỗi khi quán đông khách, và mấy ông Taberd thì khỏi nói luôn sẵn sàng lẹ tay lẹ chân lắm giống y như hồi xưa vậy, nên tình cảm giữa hai bên càng thêm đậm đà. Anh Nguyên còn nổi tiếng khi chế ra câu "Niệm Khúc Giữa" vì thích ngồi giữa vợ mình và Cô Tư Quỳnh Hương, nhưng chỉ ngồi nghiêng về phía vợ thôi chứ đâu dám ngả về bên Cô Tư, ông mà ngả không đúng nơi đúng chỗ thì khúc nào cũng chết chứ đừng nói chi khúc giữa.
Và cũng tại nơi đây anh em cũng gặp một người chị lớn hơn anh em nhà mình mấy tuổi, nhưng phong cách của chị rất nghệ sĩ và hát hay, cái vụ hát hay này thì đúng tim đen của các chàng trai Taberd. Mà cái chuyện anh em Taberd gặp chị lần đầu tiên cũng thật là lạ, một buổi sáng Chúa Nhật nọ, tôi và Quốc Việt ngồi uống cà phê ăn bánh ngọt ở bên ngoài quán, để chờ Hà Gia Hòa đem bò bía tới cho hai thằng tôi thưởng thức, lúc này trong quán Chị Na và vài người bạn nam và nữ đang ngồi nói chuyện.
Thì anh chàng Gia Hòa lù lù đi tới, không hiểu vì hoa mắt hay còn mải mê ngắm ai, mà anh chàng nhìn chị Na ra người quen mới chết chứ, thế là anh chàng chợt nổi lên tính galant đem hộp bò bía vào dâng tặng, đến khi lại gần anh chàng mới biết là lầm, lỡ trớn rồi nên đành tặng chị hộp bánh luôn, mà quên đi hai thằng bạn đang ngồi ngó theo và tiếc rẽ thèm thuồng cái hộp bánh. Cũng vì cái chuyện này mà có lần chị Na khen, trong anh em Taberd chỉ có Hà Gia Hòa là người có nụ cười tươi nhất và trong sáng, khiến Quốc Việt và Cần cười rũ rượi.
Từ đó anh em Taberd mới làm quen với chị, thứ Bảy hay Chúa Nhật chị và bạn bè cùng tôi hay đàn hát ở đây mỗi khi rảnh rang.
Sau quán Kim thì nơi đây Quán Cà phê Âu Cơ (Au Coeur des Paris), hay dịch là Con Tim ở Paris cũng được, luôn là nơi họp mặt của tất cả anh em Taberd 76 bên lớp Anh Văn hay Pháp Văn, thường vào buổi trưa lúc 1g hay xế chiều trước lúc 6g, ngày thường thì lai rai vài ông Taberd rảnh rỗi ngồi tán gẫu, nhưng có khi thứ Bảy và Chúa Nhật mấy ông sau khi được vợ cho phép đi chơi kéo nhau đến tụ họp đông đủ, vì mấy ông thích cái không khí trầm ấm thân tình, nơi đây luôn có một tình cảm đáng quý giữa anh chị chủ quán và anh em Taberd, mà những nơi khác không có được.
Cũng tại quán này mà cha con bạn Võ Long Hải mới trùng phùng gặp nhau, sau bao nhiêu năm xa cách.
Cuối cùng tôi xin trích lời cám ơn của người bạn tôi, Bác sĩ Lê Xuân Việt trong một lần đầu đến quán ngồi sinh hoạt, với anh em Taberd mà sau bao nhiêu năm mới có dịp hội ngộ, Xuân Việt còn đặt tên cho quán là Coeur Doux de Paris nên anh em cứ quen miệng gọi Cơ Đu, còn nếu đọc lái lại như Sơn Mập thường đọc thì câu này chẳng còn làm ăn gì được nữa, ai mà lại gọi là Cu Đơ chứ, khi về đến nhà rồi Xuân Việt còn cố nói vớt vát như sau:
- Hôm tao về, chị Thủy Âu Cơ có gói cho tao một li cà phê sữa to tướng, mỗi ngày tao nhâm nhi một chút thấy ngon quá thể, để nhớ lại lúc gặp tụi mày tại quán Au Coeur Des Paris. Cho tao xin gởi lời cám ơn đến Anh Chị Nguyên.
Cali, tháng 9/2010.