Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Chủ đề: 
Nói chuyện với Trọng Tín, Văn Em và một số thân hữu
  (12 trả lời)
  Next
# 7965
  18 tháng 06, 2015 17:22  Dũng viết

Cám ơn cái message của Tín.


Một hôm Nguyễn Văn Em điện thoại từ Canada qua nói chuyện ("lần đầu" nói chuyện với Văn Em), vì hè năm trước gặp Văn Em ở nhà Ngọc, hay xẹt xẹt ngoài tiệm phở, đông và ồn nên chả nói gì với nhau.

Qua đt, Văn Em nói, ý  đại khái (già rồi nên chỉ nhớ mang máng ý) là "nhiều khi mình tới nhà nhau, ngồi nói chuyện chỉ 1 chút mà trao đổi có chất lượng, hiểu nhau hơn là gặp nhau ở chốn đông người".

Vì gặp nhau ở party không phải là nơi thích hợp để trao đổi.  Tao muốn chia xẻ một vài suy nghĩ tao có từ rất lâu với Tín, Văn Em và những bạn thích đối thoại, cứ coi như là mình tới nhà ngồi nói chuyện với nhau, giữa 2,3 thằng thôi.  Vì ở xa, nên thay vì nói thì tao viết.

Nói chuyện là 1 sinh hoạt tinh thần cần có ở tuổi mình "những chàng trai trẻ U60", ai không thích thì tao cũng welcome ý phản biện, với điều kiện là mình tự tuân thủ một số kỷ luật để việc  trao đổi có chất lượng, tức là ôn hoà, tương kính.

Năm 2004, tao viết bài "Đứng trên hay đứng ngoài? Đối thoại hay đối thọi?", đăng ở

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2904&rb=0307

Những suy nghĩ này được suy nghĩ , viết ra từ  lâu nên văn chương còn luộm thuộm, lủng củng, non nớt. Ý tưởng dù còn thiếu sót nhưng đã có nhiều người có đồng cảm và chia xẻ ý của tao là dân Việt Nam mình còn yếu về đối thoại, kỹ thuật  đối thoại. Từ không biết nói chuyện ôn hoà, và hiểu kỹ thuật trao đổi, nên nhiều chuyện từ nhỏ, xé ra to, rồi thành xung đột.

Tao xin giải thích thêm giòng suy nghĩ, vì chủ quan nên thường thì tác giả viết 1 đàng, mà độc giả hiểu 1 nẻo, nên giải thích thêm 1 chút cũng tốt:

Khi viết bài  ""Đứng trên hay đứng ngoài? Đối thoại hay đối thọi?" tao không còn đặt mình vào 1 cá nhân VN nho nhỏ nữa, không còn là người gốc Bắc, pha Huế, đẻ ở Sài-Gòn, miền Nam Việt Nam, không từ 1 quan điểm chính trị, mà viết từ vị trí một con người, suy nghĩ và bị lay động bởi những học tập, phương pháp tư duy của  Phật Giáo là nhận thức, phân tích, quán tưởng... Nên từ đó có cái nhìn vấn đề bao quát hơn. Tao viết sau khi tham dự một buổi ra mắt sách tại toà soạn báo Người Việt, tao nghe mấy ông chửi nhau tàn mạt, tàn bạo, nguyền rủa nhau tới mức mà tao là người hoàn toàn vô can mà chảy nước mắt, phát khóc, nói không nổi. 

Nên khi viết dù vẫn nhắc tới bối cảnh, hoàn cảnh dẫn tới bài viết bằng cách kể ra tên ông A, B, C, nơi chốn,  bối cảnh lịch sử.... để có thí dụ cụ thể, sinh động, dẫn chứng cụ thể. Nhưng cái chính không phải là chỉ trích ông A, B, C, không phải chính trị, chính em..., mà để thấy cái PATTERN của một vấn đề quan trọng là người VN chúng ta không quen đối thoại, không hiểu, hoặc không quan tâm tới kỹ thuật  đối thoại, kỹ thuật tranh luận; nên bất đồng ý kiến là chuyện rất thường trong một xã hội văn minh lại hay dẫn tới việc sừng sộ, chửi nhau, hoặc ngúng nguẩy, chơi trội, bỏ đi, "đéo thèm nói chuyện nữa". Chuyện này nằm ở căn cước văn hoá, lịch sử của chúng nên ảnh hưởng tới ngay những người thuộc vào thành phần có thể gọi là elite. Không nhìn thấy nó, Việt Nam chúng ta còn tụt hậu dài dài so với thế giới.

Những "elite" VN rất biết điều, biết cư xử khi giao tiếp với đồng nghiệp Tây Phương, nhưng khi giao tiếp giưã người Việt vói  nhau thì dân tộc tính nổi lên, mà VN là 1 cái nhánh thừa hưởng DNA của văn hoá ứng xử Trung Hoa.

Quan Công của Tam Quốc Chí, là 1 nhân vật được dân Trung Hoa thờ phượng vì lòng trung nghĩa, chính khí, quân tử Tàu (anh này thắp đuốc đọc sách suốt đêm, khi canh ngoài cửa cho vợ ông anh kết nghĩa vườn đào Lưu Bị ngủ, ông thắp đuốc đọc sách để cho thiên hạ thấy rõ rành rành là ông không sơ múi gì vợ của anh kết nghĩa, chuyện này cải lương bây giờ nhưng cần thiết trong văn hoá xưa).  Nhưng cũng chính Quan Công là 1 anh chửi kẻ ngã ngựa dưới tay, bắt Vu Cấm, tướng địch thì chửi "tao giết mày như giết giống chó ngựa thôi".  Chửi bới, lăng mạ, xỉa xói nhau nằm từ bao nhiêu đời trong văn hoá Trung Hoa, Việt Nam. Nguyễn Ánh tru diệt, lăng mạ Tây Sơn, vì thực ra trước đó Tây Sơn Nguyễn Huệ cũng giết chóc, tàn bạo, khốn nạn không kém với đối thủ...

Gần đây nghe tin tức thấy cách các phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc phát ngôn cực kỳ hạ cấp, cheap arguments, cheap language dù là phát ngôn cho quốc tế nghe. Họ làm  được như vậy mà không thấy ngượng, vì đó là điều bình thường trong văn hoá của họ. Về lâu dài có ảnh hưởng tai hại tới hình ảnh đất nước Trung Hoa.

Tóm lại là VN dưới cái bóng của Trung Quốc còn rất kém cỏi về văn hoá ứng xử, đối  thoại.  Chính vì vậy nên VN chúng ta cần ý thức, cần dẹp bỏ mặc cảm, khiêm tốn học hỏi Tây Phương về mặt này.  Wellington đánh bại Napoleon, đầy ra đảo tới chết, nhưng vẫn giữ lễ giữa những chiến sĩ với nhau là nghiêng mình trước Napoleon, vẫn trang nhã, lịch sự với nhau; dù giết nhau ngoài trận, đầy nhau cho tới chết. Đây không phải là giả dối, mà là một văn hoá ứng xử, mà người Trung Hoa, Việt Nam chúng ta cần học hỏi, vì chúng ta sống trong xã hội Tây Phương, nên cần biết đối thoại như họ.

Xem chính khách của Pháp debate trên TV thấy tụi nó "saisir en vol" cướp lời nhau, nhưng họ vẫn nắm vững những kỹ thuật tối thiểu trong việc tranh luận là không tấn công cá nhân, họ "đối thoại, tranh luận" không nhượng bộ trên từng argument, nhưng họ không  "đối thọi", không mỉa mai, rỉa rói, bịa đặt gán ghép cái này cái kia vào nhau, không chửi nhau tàn mạt, không lẫn lộn, xáo tung những phạm trù, chính, phụ rối mù. Cái văn hoá phát biểu, tranh luận, ứng xử  này cũng khá phổ quát trong xã hội Tây Phương giữa những người bình thường.  Không bao giờ có 1 người Tây Phương trung bình ăn nói như phát ngôn viên của nhà nước Trung Hoa nói khi họp báo.

Nhắc lại, những suy nghĩ này tao đã nghĩ từ rất lâu, viết ra từ 2004, và hôm nay chia xẻ như đang nói chuyện với Tín, với Văn Em, với một số bạn muốn tham gia trong tinh thần ôn hoà, tương kính.

Cám ơn Tín là duyên gần, Văn Em là duyên xa dẫn tới việc giới thiệu bài viết đã cũ này của tao.


 

# 7966
  19 tháng 06, 2015 07:00  Hà Duy Bính viết,  
Hay quá là hay
# 7968
  19 tháng 06, 2015 16:41  Chèmi viết,  
Hôm bữa party ở nhà Đoàn Hinh, có trao đổi với Bính về Phạm Duy, có nói là về nhà mình "nói chuyện" tiếp.

a/ Việt Nam là một đất nước tội nghiệp, nghèo nàn mọi thứ nên tao trân trọng những gì ít ỏi mình có trong tay, có bột rồi gột nên hồ, để đời mình có tồi thì con cháu mình cũng bớt dở, vì cha ông chúng có ý thức trong lời nói, trong việc làm để gìn giữ, vun quén từng chút cái vốn nhỏ xíu của dân tộc, đất nước; thay vì khi gặp 1 người có đóng góp cho đất nước có  khuyết điểm ít hay nhiều thì phủ nhận sạch trơn, hạ họ xuống đất. Một dân tộc vô ơn với những người có công với đất nước sẽ trả cái giá của nó, và con cháu sẽ nhận cái giá đó.

Phạm Duy là người mà cuộc đời, sự nghiệp có nhiều lời khen, tiếng chê.  So với thế giới, thì tầm vóc âm nhạc của ông không lớn, nhưng với VN thì âm nhạc VN không Phạm Duy, chắc chắn không có diện mạo như hôm nay.

Trong cái nhìn này, năm 2005, tao đã viết một bài rất thẳng thắn để than phiền về Phạm Duy khi ông có lời nói bất xứng, bất công; nhưng cũng đồng thời trân trọng, vinh danh ông.   

Bài tao viết về Phạm Duy, tên "Ngựa trắng không phải là ngựa trắng" (tựa bài lấy ý của Công Tôn Long, một triết gia Trung Hoa)

xem ở  http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4665&rb=0206

b/ Lại bàn rộng hơn về âm nhạc Việt Nam:

Khi nói về âm nhạc, nên thấy sở trường, sở đoản của mỗi nền âm nhạc, tương quan của nó với cả nền văn hoá nền tảng của nó, mà có nhận xét tương thích. Một mặt mình cố gắng nhìn vấn đề trong full spectrum để lời khen, tiếng chê không phải là lời ba phải kiểu "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn", khi thế giới bây giờ liên thông với nhau; mặt khác nhìn ra được những sắc thái tinh tế của những cái khác nhau, thế giới này đẹp đẽ, phong phú chính vì nó thiên hình, vạn trạng. Trang Tử nói ý đại khái là "Chim bằng bay trên biển lớn cũng như chim sẻ ở đầu nhà", mỗi thứ có cái hay, đẹp, kích thước riêng của nó, nên  ông không so con chim bằng với con chim sẻ.

Nhạc sư Vĩnh Bảo nói trong tube https://www.youtube.com/user/nhacsuvinhbao,  là  nhạc cổ VN chỉ diễn tả tình cảm vui buồn, và không làm được những đ iều mà nhạc Tây Phương làm, là ngoài diễn tả tình cảm, còn diễn tả ngoại cảnh, chim kêu, vượn hú, bão tố .... Ý của nhạc sư Vĩnh Bảo được thấy rõ qua  vài thí dụ dưới đây: The four seasons của Vivaldi, Concerto N2 cho piano của Rachmaninof với những nốt dạo đầu sâu như biển, hay như trong La truite quintet  https://www.youtube.com/watch?v=wlxVTpEyMEw , mình thấy con cá truite bình an, bơi qua đá và nước, rong rêu... lâu lâu lại nhả bong bóng, quẫy đuôi cái chơi.

Nhạc cổ VN, Trung Hoa không làm được như nhạc cổ điển Tây phương, nhạc Trung Đông, Ấn Độ  không làm được vậy, dù văn hoá của họ thâm hậu, dễ nể; nhạc Phi châu da đen lại càng khác. Nhạc cổ điển Tây Phương đạt một đỉnh cao không thể vượt qua, cũng như điêu khắc của Hy Lạp.

Note: Nhạc sư Vĩnh Bảo được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước coi là số một về cổ nhạc VN, yêu và sống cả đời với nhạc cổ truyền VN nên lời ông phát biểu về hạn chế của nhạc VN  là không tự ti, không tự tôn. Ông đã dạy về nhạc VN, lẫn kỹ thuật đóng đàn tại  đại học Nanterre Pháp và thỉnh giảng tại Mỹ (hình như tại Kent). Tao đã học đàn tranh với ông trong 1 tuần lúc về vacation ở VN năm 2004, và hiện có 1 đàn tranh do  ông đóng.  Đương nhiên là không ai học đàn nghiêm chỉnh trong 1 tuần cả, nhưng tao học với tấm lòng trân trọng văn hoá VN, muốn tiếp cận với người có kiến thức sâu rộng, sống cả đời vì nó,  để biết VN là ở đâu so với thế giới. Học để hiểu, để biết cảm nhận tốt hơn, chứ không phải để chơi, biểu diễn, hay để ... gáy với Hà Duy Bính (dế tao hết pin, nên muốn gáy cũng kêu khịt khịt thôi, cái này thì anh Dớ của tao đã cứu bồ đúng lúc, mẹc-xi Dớ)

 


 
# 7976
  23 tháng 06, 2015 18:25  Học Trò Của Thầy Bính viết,  

Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng: "Tại sao trong cơn giận dữ vợ chồng thường phải thét thật to vào mặt nhau?"

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: "Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!"

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: "Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?"

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.

Sau cùng vị hiền triết đưa ra lời giải đáp. Ông bảo: "Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.

Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ..."

Rồi ngài lại tiếp tục: "Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..."

Người kết luận:

"Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau... Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !"

# 7967
  19 tháng 06, 2015 11:51  Tau viết,  
 Đừng nghe Thén lói, cứ nhìn Thén nàm. Tao củng thấy Jean sâu sắc ...  Gần mà xa... Xa mà gàn giống thằng Dớ.
# 7969
  20 tháng 06, 2015 11:21  Terminator viết,  



I' ll Be Back !!!
# 7977
  23 tháng 06, 2015 18:39  Terminator viết,  
Amado Mio !!!

http://youtu.be/sCbzWiJLVhk
# 7978
  23 tháng 06, 2015 23:46  Terminator viết,  
Mời các bạn thưởng thức Pink Martini . Bố, con tao chiều nay được nghe 1 buổi hoà nhạc tuyệt vời ở Laguna Beach Summer Music Festival . 

http://youtu.be/BpHDWZAwXW4
# 7979
  23 tháng 06, 2015 23:50  Terminator Ii viết,  
One more song 

http://youtu.be/6L-_DiZlrUI
# 7970
  20 tháng 06, 2015 12:52  Reboat People viết,  
Vinh ơi, mày lâu nay là đại gia, tổ chức cái này cái kia giỏi, mày làm ơn tổ chức cho tao vượt biên lần nữa.

Nhớ đóng cái tàu bự bự giống cái tàu của ông Noah (instruction nè  https://www.youtube.com/watch?v=N_rdgQ5-CuY ) , Lâm Kỳ Trân đã có 2 con ngựa, 1 đực 1 cái, dê, gà, chó ... ở trại của nó cũng có sẵn, chính nó (đây là  tao emphasize, được giáo dục hoài thì ngu mấy cũng phải khôn ra 1 chút, "nhân bất học bất tri lý, ngọc bất trác bất thành khí" không sai chút nào) cũng tuyên bố là nhà nó đã có 2 con khỉ già (làm vợ nó lườm nguýt nó 1 cái dài muốn đứt cần cổ).

Mày im ỉm chết voi, chu đáo thấy cần thêm cái gì thì thêm.  Nhưng nhớ dành chỗ cho Nghiêm Quốc Việt, monsieur "Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé", the world will be tasteless. Đừng lo, tao sẽ take care Việt " tu te calme ou je te calme"

# 7971
  20 tháng 06, 2015 23:29  Terminator viết,  
# 7973
  21 tháng 06, 2015 05:20  Cụ M viết,  
Chào Anh Dũng,
Tao đọc lời nói chuyện của mày (tao mày cho dễ viết) gần hai ngày nhưng vì phải đi Québec phụ thằng con út dời nhà nên không đáp lễ cái duyên xa liền được!

Hồi học lớp 6, lớp 7 viết văn đối với tao là một cực hình. Bài luận nào có cố gắng đến đâu cũng chỉ 12/20 điểm (trong khi những đứa giỏi, được chấm đến 16/20 điểm). Bây giờ viết lách cũng còn dỡ! Bà Dung hay chê '' từng học ở trường hàng đầu của Sàigòn năm xưa, ai cũng nhắc là học giỏi mà viết có dấu hỏi và dấu ngã không xong ''. Trả lời sao đây, nên tao chỉ cười cười rồi lãng sang chuyện khác. Đi làm tao cũng rất là ngại viết rapport, vì viết tiếng Tây tao cũng dỡ luôn. Về điểm này tao thấy sao Lý hữu Phước, Lê anh Dũng, Trần quốc Thắng, Vũ văn Chính hay Dương công tử sao hay quá viết rào rào, ý tưởng tuôn ra lai láng như Sơn Lai lúc làm chuyện đó (đúng là vô duyên khi so sánh sai bét).


Về âm nhạc thì tao còn dỡ tệ hơn nữa. Bây giờ tao mơ ước lúc nào mua một piano cũ, tập đờn tưng tững chơi để khi nghe nhạc mình biết cảm hơn. Hồi những năm đầu 1970, tao có dịp chiều chiều ghé qua một thằng bạn ở đường Gia Long nghe Lệ Thu hát qua máy Akai trong phòng nó, cộng thêm Anh Khoa, Lệ Thu vào Taberd nên từ từ dòng nhạc này thấm vào tai tao mặc dù nhạc lý tao vẫn còn ở số không! Tao rất nễ những be ở Cali như Sơn Mập, Lê xuân Việt, hình như ở Cali ai cũng rành về nhạc. Về sau này tao có cảm những giọng hát mới như Thiên Tôn, Đình Bão. Thấy Cali có hội quán Lạc Cầm, chỉ mong kỳ sau qua Cali được nghe nhạc ở đây một lần. Hôm qua Cali năm ngoái, được Sơn Mập tặng hai vợ chồng tao bài Phượng Hồng, do ca sĩ Anh Dũng hát hay quá trời! Tao nghe nói thằng Tèo  hát rất hay nhưng tiếc là chưa được nghe nó hát. Nhà thơ Đỗ trung Quân, qua bài Phượng Hồng, tao hình dung ổng phải đẹp như mày nhưng té ra tao thấy hình thi sĩ chụp chung với họa sĩ Nguyễn trong Khôi, nhan sắc của thi sĩ cũng như tao, không hơn. Về thơ tao cũng thích đọc nhưng làm thơ tao chịu thua. Tao thấy Lý hữu Phước sao nó hay quá!

Dĩ nhiên những điều tao thích bên trên không nhất thiết là những gì mày thích nhưng nếu có người chịu nghe mình tâm tình đó là một hạnh phúc!

Nói qua chuyện khác. Nhiều lúc tao nghĩ Sân Trường rồi sẽ tàn lụi, có lúc tao liên tưởng Sân Trường hiện tại như Đế Thiên Đế Thich mấy trăm năm trước. Chỉ có mấy con khỉ già nhảy qua nhảy lại, khẹt khẹt vài tiếng não nùng! Nhưng biết đâu năm mười năm nữa Sân Trường sẽ như Đế Thiên Đế Thích bây giờ, nhiều du khách đến xem và ngưỡng mộ nên mầy, Đặng Vinh và những Be khác đừng nỡ bỏ Sân Trường!

Hồi tháng hai vừa qua tao có ý định viết một số bài trên trời dưới đất nhằm mục đích trên, viết được một hai bài, kế đến về Việt Nam thăm bà già trước khi đi làm lại, nhưng khi trở qua Canada, bao nhiêu bà già của các Be ra đi nên tao nán cho qua lúc buồn của các bạn, rồi cơn lười xâm lấn tao. Thằng Bính có nhắc tao mấy lần (mầy ''giếc'' tiếp tục đi). Cùng lúc tao qua fb chơi, gặp mầy với thằng bạn Ấn Độ bên đó. Tao còn nhớ Sơn Lai nói trung bình mỗi tháng phải 8.7 lần để bảo vệ sức khõe.
Nói có bây nhiêu đây mà tao phải mất hơn một tiếng đồng hồ, không nhanh hơn được.
Thân chào
Cụ M
P.S. Nhớ đừng cho thằng Bính xem những gì tao nói với mày.
# 7975
  21 tháng 06, 2015 15:13  Dũng viết,  
Chào Văn Em

Tao sẽ comment, bàn ra tán dzô cái th ơ của mày
1/"Bây giờ tao mơ ước lúc nào mua một piano cũ, tập đờn tưng tững chơi để khi nghe nhạc mình biết cảm hơn", làm liền đi Em, đừng để mình đi qua bên kia thế giới mà phút chót còn 1 số điều đáng biết, có thể làm, mà chưa biết. Dù  mình học nhạc bây giờ khác hẳn tụi nhỏ học lúc nhỏ.

Ở VN tao chỉ chơi guitar, muốn học piano mà nhà không đủ tiền mua.  Khuyết điểm lớn nhất của tao là bản tính quá bài bản, lớp lang, nên phần nào nó làm mình tiến rất chậm. Thầy rất quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều tới phương pháp và tiến bộ của mình, thầy giỏi mà lớp lang, methodique quá thì cũng làm mình tiến với tốc độ con rùa, mà ngày về đất thì kh oảng 20 năm trước mắt, coming very soon, right there, or immediately here, in front of the door (như 1 số thằng đã  đi) 

Tao chia xẻ với mày kinh nghiệm ít ỏi của tao, rất ít nhưng đáng giá vì thích hợp cho những người học nhạc lúc về già, bận này bận kia, dọn nhà cho con, rửa chén cho vợ, toàn là những chuyện rất cao quí, có ý nghĩa "thiêng niêng"

Ở VN tao học guitar với Châu Đăng Khoa, thủ khoa ở Quốc gia âm nhạc về guitar.  Vì chàng này học bài bản nên nó dạy tao cũng bài bản, chạy ngón cả tiếng trước khi học bài, nên tremolo nghe  đã lắm. Có  điều là khi chạy ngón thì thằng em đang học thi đại học của tao bị phân tâm, nó càu nhàu nên tao phải bỏ  (ở VN nhà cửa sổ có lá sách, nên tiếng động vang từ phòng này qua phòng khác, khác cửa kín ở đây).

Người yêu của tao ở VN học piano từ nhỏ, sau học với bà Thái Thị Liên, mẹ Đặng Thái Sơn, 1er prix Chopin 1980, (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Th%E1%BB%8B_Li%C3%AAn ) bà  dạy căn bản quá tốt cho Sơn, và người yêu tao được học với bà khá lâu ở Sàigon, nên tao tiếp cận với tiếng piano của người học đàng hoàng từ thầy tầm cỡ số 1 VN. Chỉ tiếc, và cũng quá sướng, là tao tới ôm người yêu nhiều hơn là nghe đàn, ôm em từ năm em 18 tới 21, cái tuổi đẹp nhất, là mối tình đầu của cả 2 đứa. Đây là người hợp nhất,  tuyệt vời, nhạy cảm thông minh nhất mà tao được diễm phúc yêu thương trong hơn 3 năm tới khi hết tao rồi nàng đi vượt biên (có lần đi chung mà không thành, phải đi riêng sau đó).

Người  yêu của tao mồ côi cha năm 2 tuổi, khi ông là sĩ quan pháo binh từ khoá 1 Nam Định (cùng khoá với ông Kỳ và nhiều sĩ quan đầu tiên của VN), tu nghiệp pháo binh tại Pháp, ông bị lao phổi phải chữa mấy năm, trong thời gian đó ông  lấy License về lettre tại Sorbonne. Về VN, giải ngũ về lý do sức khoẻ, ông mơ làm nhà văn, thầy giáo nhưng vợ ông, một mỹ nhân muốn có 1 cuộc sống sung túc khiến ông nhận chức quản lý đồn điền cho Pháp, có nhà, có xe... Lái xe đi thăm đồn điền, ông cán phải mìn chết, người yêu tao 2 tuổi, ngồi ngay bên cạnh, văng ra xa, nhưng không có 1 vết trầy da!    Lớn lên trong 1 căn nhà mênh mông toàn là sách Anh, Pháp, Việt ... của cha, đàn piano của cha,  người yêu tao đọc sách rất nhiều từ nhỏ, nhà tao cũng có 1 kho sách, nên hết đánh đàn cho nhau nghe, nói chuyện văn chương, lại ... hôn nhau, thiệt là paradis sur terre!

Mất người yêu. Qua Pháp, sau thời gian đầu rất chật vật, và sau 1 cuộc tình lỡ khác, tao muốn làm 1 cái gì rất khác để quên những chuyện đau buồn, tao tập nhảy dù sportif nhắm tới trình độ professional nhưng vẫn thấy thiếu thốn, tâm hồn hoang tàn, học võ cũng không được vì tao học võ 2 lần là 2 lần đấu bị thương nặng phải dưỡng thương mấy tháng.  Muốn học piano mà ngại vì tâm lý là too late, vì quá bận vì tao đã thấy người yêu tao tập ít nhất 4 tiếng 1 ngày, làm sao mình làm được, thì một người con gái khác (yes, đời tao khổ vì rất nhiều cô) nói là "không có gì là quá trễ, mỗi quãng đời mình uyển chuyển ứng phó với những ràng buộc khác nhau, nhưng vẫn tìm cách thực hiện những giấc mơ, để chết cho đã, không ân hận tiếc nuối.

Tao học piano với đủ thầy, với bạn đầm, rồi ở Schola Cantorum (http://www.schola-cantorum.com/index.php/fr/ ) là 1 trường tư gần Maison des Mines, thư viện Diên Hồng là chỗ SL có thời trực thư viện ở đó.  Trường này thì thầy đủ mọi trình độ, từ prof của Conservatoire de Paris qua dạy thêm kiếm chút cháo, tới thầy thường.  Tao học với thầy Conservatoire de Paris ở đây 1 thời gian phải bỏ, vì khi nói thầy (đàn ông) cứ sùi bọt mép 2 cục trắng 2 bên ngó muốn ói; qua 1 em đầm Pháp lai Ý, 23 tuổi thì là 1 tai hoạ khác (tao đã tả em này trong 1 posting , so  hot, làm Đặng Vinh đọc mà thở không nổi), học với em, tao cứ hít hơi thở gây gây mùi thuốc lá của em, nhìn môi em, nhìn răng em, nhìn ngực em vừa gọn, nhìn eo em, nhìn mông em bồng ra, có những hôm em mặc legging đen sát da, chỗ tam giác xinh xắn cứ phập phồng, ngay bên cạnh chỉ cách tay tao có 30 cm, làm tao không thể nào biết tao đang làm cái gì, đang đọc khóa Sol hay khoá Fa, mà chỉ thấy hình tam giác che tất cả vũ trụ, trời đất và thế gian này.  Cua em không được nên tao bèn giã từ Schola Cantorum.

Bài học số 1 cho Nguyễn Văn Em: Thầy rất là quan trọng, chớ có dại mà có thầy là đàn bà, con gái đẹp, hấp dẫn. Có yêu thương vợ cách mấy mà ngồi gần ngay bên cạnh thầy, hít hơi thở thơm tho của thầy, ngắm môi hồng, răng trắng của thầy, thì chỉ có chết tới bị thương.

Bài học số 2 cho Nguyễn Văn Em: Gìa thì học kiểu già, ngay từ đầu đặt mục tiêu khiêm tốn thẳng với thầy.  Tôi muốn học để không chết mà chưa biết chút chút. Xin thầy cho dạy cho tôi biết đánh kiểu modern, accompaniment những bài dễ dễ được rồi, đừng có  quá bài bản lớp lang như dạy con nít, tôi già không có kiên nhẫn, thời giờ học kiểu con nít.  Nhớ chịu khó đọc notes nhạc cho thông, ở Pháp tao học sách Pháp, có những bài tập quá dài, kiểu cũ tao thấy không hay bằng mấy cái flash card ở Mỹ cho con nít đọc note, khoẻ, efficient hơn nhiều.  Học piano cái khó cho người lớn là phải đọc 2 giòng 1 lúc (1 cho Sol, 1 cho Fa), nh iều thầy dạy mẹo cho học trò già để nhớ kiểu "...cat eat grass" cái gì đó, nhưng thật ra phiền phức, mất thời giờ hơn là tập đủ để đọc thẳng. Nên  tập đọc cho quen và nhìn là biết liền note đó đọc làm sao. Đ iều này đơn giản nhưng cần thiết cho học trò già.

Tao chia xẻ với mày kinh nghiệm của 1 thằng học nhạc lõm bõm vì đủ lý do lẩm cẩm lẫn chính đáng.  Nhưng piano đáng cho mình học ở tuổi này,  mình học không phải vì ai ép mình, không phải để kiếm cơm, học để cảm nhận, hiểu nhạc tốt hơn, và để thấy bắt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái phối hợp với nhau là khó với người lớn tuổi vì "teaching old dogs new tricks". In 1 year, we can say "look how old dogs play new tricks"