Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcTào lao (Bàn loạn)
Chủ đềNói chuyện với Trọng Tín, Văn Em và một số thân hữu
21 tháng 06, 2015 15:13   Dũng viết:
Chào Văn Em

Tao sẽ comment, bàn ra tán dzô cái th ơ của mày
1/"Bây giờ tao mơ ước lúc nào mua một piano cũ, tập đờn tưng tững chơi để khi nghe nhạc mình biết cảm hơn", làm liền đi Em, đừng để mình đi qua bên kia thế giới mà phút chót còn 1 số điều đáng biết, có thể làm, mà chưa biết. Dù  mình học nhạc bây giờ khác hẳn tụi nhỏ học lúc nhỏ.

Ở VN tao chỉ chơi guitar, muốn học piano mà nhà không đủ tiền mua.  Khuyết điểm lớn nhất của tao là bản tính quá bài bản, lớp lang, nên phần nào nó làm mình tiến rất chậm. Thầy rất quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều tới phương pháp và tiến bộ của mình, thầy giỏi mà lớp lang, methodique quá thì cũng làm mình tiến với tốc độ con rùa, mà ngày về đất thì kh oảng 20 năm trước mắt, coming very soon, right there, or immediately here, in front of the door (như 1 số thằng đã  đi) 

Tao chia xẻ với mày kinh nghiệm ít ỏi của tao, rất ít nhưng đáng giá vì thích hợp cho những người học nhạc lúc về già, bận này bận kia, dọn nhà cho con, rửa chén cho vợ, toàn là những chuyện rất cao quí, có ý nghĩa "thiêng niêng"

Ở VN tao học guitar với Châu Đăng Khoa, thủ khoa ở Quốc gia âm nhạc về guitar.  Vì chàng này học bài bản nên nó dạy tao cũng bài bản, chạy ngón cả tiếng trước khi học bài, nên tremolo nghe  đã lắm. Có  điều là khi chạy ngón thì thằng em đang học thi đại học của tao bị phân tâm, nó càu nhàu nên tao phải bỏ  (ở VN nhà cửa sổ có lá sách, nên tiếng động vang từ phòng này qua phòng khác, khác cửa kín ở đây).

Người yêu của tao ở VN học piano từ nhỏ, sau học với bà Thái Thị Liên, mẹ Đặng Thái Sơn, 1er prix Chopin 1980, (https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Th%E1%BB%8B_Li%C3%AAn ) bà  dạy căn bản quá tốt cho Sơn, và người yêu tao được học với bà khá lâu ở Sàigon, nên tao tiếp cận với tiếng piano của người học đàng hoàng từ thầy tầm cỡ số 1 VN. Chỉ tiếc, và cũng quá sướng, là tao tới ôm người yêu nhiều hơn là nghe đàn, ôm em từ năm em 18 tới 21, cái tuổi đẹp nhất, là mối tình đầu của cả 2 đứa. Đây là người hợp nhất,  tuyệt vời, nhạy cảm thông minh nhất mà tao được diễm phúc yêu thương trong hơn 3 năm tới khi hết tao rồi nàng đi vượt biên (có lần đi chung mà không thành, phải đi riêng sau đó).

Người  yêu của tao mồ côi cha năm 2 tuổi, khi ông là sĩ quan pháo binh từ khoá 1 Nam Định (cùng khoá với ông Kỳ và nhiều sĩ quan đầu tiên của VN), tu nghiệp pháo binh tại Pháp, ông bị lao phổi phải chữa mấy năm, trong thời gian đó ông  lấy License về lettre tại Sorbonne. Về VN, giải ngũ về lý do sức khoẻ, ông mơ làm nhà văn, thầy giáo nhưng vợ ông, một mỹ nhân muốn có 1 cuộc sống sung túc khiến ông nhận chức quản lý đồn điền cho Pháp, có nhà, có xe... Lái xe đi thăm đồn điền, ông cán phải mìn chết, người yêu tao 2 tuổi, ngồi ngay bên cạnh, văng ra xa, nhưng không có 1 vết trầy da!    Lớn lên trong 1 căn nhà mênh mông toàn là sách Anh, Pháp, Việt ... của cha, đàn piano của cha,  người yêu tao đọc sách rất nhiều từ nhỏ, nhà tao cũng có 1 kho sách, nên hết đánh đàn cho nhau nghe, nói chuyện văn chương, lại ... hôn nhau, thiệt là paradis sur terre!

Mất người yêu. Qua Pháp, sau thời gian đầu rất chật vật, và sau 1 cuộc tình lỡ khác, tao muốn làm 1 cái gì rất khác để quên những chuyện đau buồn, tao tập nhảy dù sportif nhắm tới trình độ professional nhưng vẫn thấy thiếu thốn, tâm hồn hoang tàn, học võ cũng không được vì tao học võ 2 lần là 2 lần đấu bị thương nặng phải dưỡng thương mấy tháng.  Muốn học piano mà ngại vì tâm lý là too late, vì quá bận vì tao đã thấy người yêu tao tập ít nhất 4 tiếng 1 ngày, làm sao mình làm được, thì một người con gái khác (yes, đời tao khổ vì rất nhiều cô) nói là "không có gì là quá trễ, mỗi quãng đời mình uyển chuyển ứng phó với những ràng buộc khác nhau, nhưng vẫn tìm cách thực hiện những giấc mơ, để chết cho đã, không ân hận tiếc nuối.

Tao học piano với đủ thầy, với bạn đầm, rồi ở Schola Cantorum (http://www.schola-cantorum.com/index.php/fr/ ) là 1 trường tư gần Maison des Mines, thư viện Diên Hồng là chỗ SL có thời trực thư viện ở đó.  Trường này thì thầy đủ mọi trình độ, từ prof của Conservatoire de Paris qua dạy thêm kiếm chút cháo, tới thầy thường.  Tao học với thầy Conservatoire de Paris ở đây 1 thời gian phải bỏ, vì khi nói thầy (đàn ông) cứ sùi bọt mép 2 cục trắng 2 bên ngó muốn ói; qua 1 em đầm Pháp lai Ý, 23 tuổi thì là 1 tai hoạ khác (tao đã tả em này trong 1 posting , so  hot, làm Đặng Vinh đọc mà thở không nổi), học với em, tao cứ hít hơi thở gây gây mùi thuốc lá của em, nhìn môi em, nhìn răng em, nhìn ngực em vừa gọn, nhìn eo em, nhìn mông em bồng ra, có những hôm em mặc legging đen sát da, chỗ tam giác xinh xắn cứ phập phồng, ngay bên cạnh chỉ cách tay tao có 30 cm, làm tao không thể nào biết tao đang làm cái gì, đang đọc khóa Sol hay khoá Fa, mà chỉ thấy hình tam giác che tất cả vũ trụ, trời đất và thế gian này.  Cua em không được nên tao bèn giã từ Schola Cantorum.

Bài học số 1 cho Nguyễn Văn Em: Thầy rất là quan trọng, chớ có dại mà có thầy là đàn bà, con gái đẹp, hấp dẫn. Có yêu thương vợ cách mấy mà ngồi gần ngay bên cạnh thầy, hít hơi thở thơm tho của thầy, ngắm môi hồng, răng trắng của thầy, thì chỉ có chết tới bị thương.

Bài học số 2 cho Nguyễn Văn Em: Gìa thì học kiểu già, ngay từ đầu đặt mục tiêu khiêm tốn thẳng với thầy.  Tôi muốn học để không chết mà chưa biết chút chút. Xin thầy cho dạy cho tôi biết đánh kiểu modern, accompaniment những bài dễ dễ được rồi, đừng có  quá bài bản lớp lang như dạy con nít, tôi già không có kiên nhẫn, thời giờ học kiểu con nít.  Nhớ chịu khó đọc notes nhạc cho thông, ở Pháp tao học sách Pháp, có những bài tập quá dài, kiểu cũ tao thấy không hay bằng mấy cái flash card ở Mỹ cho con nít đọc note, khoẻ, efficient hơn nhiều.  Học piano cái khó cho người lớn là phải đọc 2 giòng 1 lúc (1 cho Sol, 1 cho Fa), nh iều thầy dạy mẹo cho học trò già để nhớ kiểu "...cat eat grass" cái gì đó, nhưng thật ra phiền phức, mất thời giờ hơn là tập đủ để đọc thẳng. Nên  tập đọc cho quen và nhìn là biết liền note đó đọc làm sao. Đ iều này đơn giản nhưng cần thiết cho học trò già.

Tao chia xẻ với mày kinh nghiệm của 1 thằng học nhạc lõm bõm vì đủ lý do lẩm cẩm lẫn chính đáng.  Nhưng piano đáng cho mình học ở tuổi này,  mình học không phải vì ai ép mình, không phải để kiếm cơm, học để cảm nhận, hiểu nhạc tốt hơn, và để thấy bắt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái phối hợp với nhau là khó với người lớn tuổi vì "teaching old dogs new tricks". In 1 year, we can say "look how old dogs play new tricks"

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết