Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Những Câu Chuyện Vui Buồn Chung Quanh Cái Điện Thoại Di Động ( 1 ).
  PreviousNext
# 6767
  15 tháng 02, 2014 16:25  Cụ Xê ( Xin Đừng Đọc Lái , Em Buồn Lắm ) viết


                       Những Câu Chuyện Vui Buồn Chung Quanh Cái Máy Điện Thoại Di Động ( 1 ).

            Phải nói là trong các phát minh khoa học thành tựu nhất của thế kỉ 20 vừa qua , thì cái điện thoại di động được coi là vật mang lại nhiều tiện dụng nhất , và cũng là vật bất ly thân không thể thiếu của con người hiện đại. Chiếc điện thoại di động đầu tiên vào Việt Nam hình như là cuối thập niên 90 của thế kỉ 20. Nó mang nhãn hiệu Motorola do Mỹ sản xuất . Nó giống như cái máy bộ đàm cầm tay của cảnh sát ngày xưa hay dùng ,nhưng nhỏ và gọn hơn một chút ,sau này thiên hạ hay gọi là cái “ cục gạch “, vì thấy nó nhìn cũng giống cái cục gạch thẻ ,nhưng nhẹ hơn và gọn gàng hơn. Tuy nhiên , vào cái thuở ban đầu ấy ,ai mà có cái “cục gạch “ ấy trong tay thì bao nhiêu con mắt của thiên hạ chung quanh đều trầm trồ thán phục, bởi vì chỉ có những nhà giàu sụ mới sắm nổi nó , giá nó rất cao mà không phải ai cũng mua được, mà nó cũng chẳng có nhiều chức năng gì ,chỉ có gọi đi và nhận cuộc gọi lại mà thôi . Có điều bất tiện là hình dáng của nó cồng kềnh quá , mặc dù dân VN rất ham thích những cái gì to bự ,đi ra ngoài đường mà xách kè kè nó trên tay thì vướng víu quá . Nhưng bù lại đi tới đâu là thiên hạ trố mắt ngạc nhiên nhìn thì cũng cảm thấy “ an ủi và hãnh diện “  phần nào.

            Cũng may là sang đầu thế kỉ 21 , các nhà phát minh đã nhanh chóng nhìn ra sự bất tiện ấy ,bèn làm cho chúng nhỏ gọn lại một chút , nằm vừa vặn trong lòng bàn tay. Tuy nhỏ nhưng giá cả lúc nó vừa xuất hiện cũng không nhỏ tí nào , cũng chỉ  những bậc “ danh giá “ trong xã hội mới dùng tới nó , nhất là những người kinh doanh làm ăn buôn bán lớn,hay những cán bộ cao cấp mới “ được phép “ dùng đến nó. Nhìn hình dáng bên ngoài thì nó đen xì và hơi thô kệch một chút ,nhưng lúc này thì nó thêm chút ít “ tiện nghi “ như có màn hình nhỏ trên máy, để người sử dụng nhìn vào xem ai gọi đến , xem đồng hồ coi ngày giờ , lại thêm tiếng chuông réo rắt mỗi khi có ai gọi đến. Về sau khi các loại điện thoại “xinh đẹp “ và đầy đủ “ tiện nghi “ bắt đầu đổ bộ vào VN , thì thiên hạ ngứa mồm lại đặt tên cho nó là đồ “ đập đá “ ( trong những quán nước hay cà phê ,người ta hay dùng một miếng gang hình chữ nhật , cầm vừa vặn trong lòng bàn tay để đập nước đá cho vụn ra , và cái điện thoại lúc này cũng nhìn na ná như thế nên thiên hạ gọi luôn cho tiện ), hay là đồ “ cùi bắp “ ( ý nói đồ rẻ tiền ).

            Không biết cái thuở điện thoại di động mới xuất hiện ở nước ngoài như thế nào chứ , ở VN thì vui lắm. Để thể hiện “ đẳng cấp “ của mình trong xã hội thì các đại gia hình như …giống nhau. Vừa bước xuống xe hơi là móc trong túi ra cái di động và ola à quên Alo liền , có ông đứng tám một lúc rồi mới tà tà bước vào quán ăn , có ông vừa đi vừa nói chuyện điện thoại ,10 ông thì hết 9 ông giống y chang nhau.Vào những buổi sáng ,nếu có dịp vào những quán ăn nổi tiếng và sang trọng ,hoặc những quán cà phê sành điệu thì sẽ thấy vui vô cùng , các điện thoại thi nhau cất tiếng chuông báo hiệu có người gọi đến ,y hệt như những tiếng dế kêu nên thiên hạ lại ngứa mồm đặt tên cho nó là “ Dế kêu “. Ngày  ấy ai có máy cũng muốn móc ra alo liền tù tì , vừa nói chuyện vừa đưa mắt dòm thiên hạ chung quanh ,và nhất là các em chân dài ngồi nãy giờ ở chung quanh đang nhìn mấy anh với cặp mắt ngưỡng mộ vô vàn kính yêu . Mấy anh “ tám “ mãi thôi và không tiếc tiền ( hồi đó thường sử dụng thuê bao trả sau , cứ tới cuối tháng là giấy báo cước gởi đến , ai “ tám “ nhiều thì trả tiền nhiều có vậy thôi ). Cái vụ “tám “ này thiên hạ gọi là “ nấu cháo điện thoại “. Thỉnh thoảng đang mải mê hót líu lo với em thì cuộc gọi tự nhiên tạm ngưng , một giọn nói êm ái quan thuộc vang trong máy : Cước tháng này chưa thanh toán nên cuộc gọi bị gián đoạn , xin quý khách vui lòng thanh toán cước thuê bao.

         Bắt đầu vào khoảng năm 2003 thì đủ các loại điện thoại mới ra lò , giá cả có cái đắt có cái vừa vừa , tùy theo model nữa nên ai cũng có thể chấp nhận được , thôi thì đủ loại từ LG với giá trung bình ,  Motorola , Sam Sung , Sony thì giá cao hơn một chút. Riêng cái hãng “ Nó Kìa” thì hàng bao giờ cũng được thiên hạ hân hoan chào đón , mặc dù nó cũng khá đắt ,nhưng nó lại đầy đủ “ tiện nghi “ như có thẻ nhớ ,nghe nhạc ,chụp hình “ hết xẩy con bà bẩy ” ..lại hợp thời trang nữa nên mấy mợ mấy em chân dài rất thích. Phải nói là dân VN chơi rất sang , cái gì mới ra lò là thiên hạ đua nhau sắm liền,ngay cả dân công chức đi làm lương thì ít mà lậu thì nhiều , các em công nhân lương ba cọc ba đồng lo chạy gạo mỗi ngày không cũng đủ mệt ,cũng cố hốt cái chân hụi để sắm cho bằng chị bằng em. Mấy em chân dài thì khỏi nói rồi , chỉ cần bỏ vốn tự có ra làm vài “ phi vụ bay “ là sắm được con hàng xịn ngay. Chỉ tội mấy anh có bồ nhí , cứ mỗi lần cái di động thay phiên nhau ra lò loại mới , là mấy anh “ cắn răng,bóp bụng “ ra mua cho em nó vừa lòng,cho dù dòm cái giá không cũng đủ đau cái bụng mà em thì thẳng thừng ra tuyên bố rằng : một là em và cái điện thoại , hai là bye bye nha, cuối cùng phải là em và cái điện thoại thôi cho nó đỡ nhức đầu.

            Thôi thì đủ mọi hình dáng đủ mọi kiểu , nhỏ gọn có, mỏng lét có ,loại bật nắp có, loại trượt nắp cũng có luôn.. Các mợ các em cũng một thời mê cái loại bật nắp lắm , vì mỗi lần mở hay gấp nắp lại thì các mợ các em thực hiện sành điệu vô cùng , ánh mắt mơ màng nhìn về phía xa xăm , chậm rãi bật nắp rồi nhẹ nhàng đưa máy sát tai nghe , phải nói là bắt chước y như phim Hàn Quốc mà , nhưng phải công nhận là dòm mấy mợ mấy em lúc này cũng quyến rũ ghê lắm. Đúng là nhà sản xuất có con mắt tinh đời và nghệ thuật. Cái quan trọng nhất đối với mấy mợ mấy em là đẳng cấp , thiên hạ cứ nhìn cái người sử dụng cái di động là có thể đoán ra người chủ của cái máy ấy thuộc đẳng cấp nào. Cho dù từ một mệnh phụ phu nhân , mấy em diễn viên ,ca sĩ , thậm chí mấy em chân dài thuộc dạng gái gọi đi nữa thì thiên hạ cũng cứ lác mắt ra mà nhìn. Bởi vì lúc ấy cái điện thoại di động vẫn là cái thứ xa xỉ ,chỉ dành cho người có lắm tiền , chứ dân “ cu đen “ thì làm sao mà với tới được.

          Hồi tôi còn làm quản lí một cửa hàng bán đồ gỗ quí hiếm cao cấp , nằm trong trong siêu thị Phố Xinh , nơi đây chuyên bán hàng trang trí nội thất từ giường tủ cho tới những bàn ghế bằng gỗ quí , rất mắc tiền và thương hiệu cũng nổi tiếng thời bấy giờ. Chỉ có những người nhà giàu , có chức có quyền mới nổi thì họ mới có đủ tiền để mua sắm. Cũng tại nơi đây tôi gặp đủ mặt các ngôi sao ca sĩ đang nổi lúc bấy giờ , kể cả các cán bộ cao cấp của chính quyền thành phố thỉnh thoảng cũng ghé vào mua sắm . Nói chung là họ đi mua danh mà thôi , hàng của Phố Xinh mà ,đâu phải ai cũng “ rinh “ về được. Ngày ấy , có một mệnh phụ phu nhân “quyền quí và cao sang “ , là người hay đến mua hàng thường xuyên, mỗi lần ghé là chi gần cả tỉ đồng và đương nhiên là khách hàng VIP của Phố Xinh. Đi xe Toyota xịn đời mới nhất ( năm 2005 ), cứ mỗi lần vào siêu thị là móc ngay cái điện thoại Vertu ra ola liền, cái “thằng” Vertu này lúc ấy mới được quảng cáo là máy di động có gắn đá quí , chỉ sản xuất một số lượng rất ít trên toàn thế giới , giá cũng chỉ “ sơ sơ “ có mấy trăm ngàn đô thôi , cùng lắm là bằng ngang chiếc xe hơi DeLuxe thôi mà. Vậy mà bà mệnh phụ này cũng đã có và đang cầm trên tay kia , tôi nhìn nó thì thấy cũng là loại “ thường thường “ thôi vì mình cũng không phải là dân sành điệu , nhưng đám nhân viên đứng chung quanh thì giương mắt ra đứng nhìn có vẻ thán phục ghê lắm.

          Vì bà đang gọi cho ai đó nên tôi phải đứng đợi để chờ phục vụ bà , dân VIP mà . Lát sau bà mới “ nhẹ nhàng” quay sang tôi mà nói : À ! chị vừa mới nói chuyện với “ thằng “ Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao ấy mà , chị đang tính mua cái biệt thự bên ..Lào ,giá cũng chỉ ..mấy triệu đô nên phải hỏi “ nó “ về thủ tục pháp lý cho chắc ăn ấy mà.À ! em đợi chị chút xíu , để chị gọi cho “ thằng” Ba …Thủ Tướng xem ý kiến của “ nó “ như thế nào . Đứng bên cạnh nghe bà mệnh phụ oang oang gọi bằng “ em “ xưng chị với mấy ông làm lớn , tôi thấy ngưỡng mộ bà quá đi. Càng ngưỡng mộ hơn nữa khi thấy bà mệnh phụ cũng không quần là áo lụa hào nhoáng bên ngoài ,không có vệ sĩ đi kèm 2 bên , tôi chỉ thấy mỗi lần tới siêu thị mua hàng , bà chỉ mặc đơn sơ bộ quần áo bà ba dân dã theo kiểu Nam Bộ , bà giản dị nhưng chơi toàn hàng hiệu , như vậy mới là sốc hàng chứ. Tôi biết bà ấy không khoe khoang “ nổ bậy “ đâu, dân VIP thứ thiệt mà .

            Hôm đi giao hàng đến tận nhà của bà ,tôi cũng phải đích thân đi giao vì bà là khách hàng ruột mà , bà sộp lắm , xong việc là móc tiền ra gọi là bồi dưỡng anh quản lí cùng với nhân viên bốc vác và cả tài xế xe chở hàng nữa . Bà khoe cơ ngơi của bà ở ngay trung tâm Sài Gòn , còn mấy căn biệt thự “ bỏ trống” bên khu Phú Mỹ Hưng nữa ,vì bà có 2 đứa con ,một trai một gái. Đứa con trai thì đi du học ở nước ngoài,còn cô con gái xinh đẹp của bà thì lấy một tay doanh nhân người Pháp. Bà chỉ cho tôi thấy những bức hình được phóng to của Cậu Ấm Cô Chiêu con của bà. Đúng là một gia đình thành đạt và hạnh phúc.

             Một thời gian dài sau , tôi không thấy bà mệnh phụ ấy lại đến mua hàng nữa , rồi tình cờ đọc báo thì được biết có một số đại gia về ngành mua bán bất động sản ,có người bị thua lỗ , có người bị bắt vì vay tiền Ngân Hàng để kinh doanh nhà cửa ,toàn là lừa lấy tiền nhà nước đi buôn không nên bây giờ mới bị phá sản , trong số người bị bắt đó có tên bà mệnh phụ thuộc dạng VIP của tôi. Thế là tôi mất đi một khách hàng rất sộp. 

            Khi mà cái điện thoại di động trở nên phổ biến trong đời sống , ai cũng có thể sắm cho mình một cái máy để “alo”, dân có tiền thì xài máy xịn , còn dân “ cu đen “ thì xài máy “ cùi bắp “ , dân sồn sồn cũng chẳng ai quan tâm đến làm gì , chỉ trừ ra mấy thằng chuyên đi giật điện thoại di động bán lấy tiền xài. Không như thời gian trước ,hễ cứ thấy mấy thầy chạy xe ôm , mấy mợ bán ve chai hay thậm chí đi lượm bọc ni lông , mà móc cái điên thoại “ cùi bắp “ ra là thiên hạ đã cười thầm rồi. Nay thì ai nấy cũng quen mắt rồi nên thấy cũng thường thôi.
         Từ khi cái “alo” cầm tay xuất hiện ở VN thì đi theo nó cũng có nhiều chuyện bi hài. Hồi nó chưa xuất hiện thì nhà nào cũng có điện thoại bàn hay còn gọi là điện thoại cố định , sau đẻ ra thêm cái điện thoại “ mẹ bồng con “ ( nghĩa là cái máy chính thì nằm một chỗ , còn cái máy nhỏ nằm trong lòng cái máy chính thì cầm tay ,đi loanh quanh trong nhà đều nói chuyện cũng được  miễn còn trong vòng phủ sóng ) xử dụng cũng tiện lợi lắm. Khi cái di động ra đời thì hầu như trong nhà ai cũng “ cố gắng “ có một cái di động để tiện việc liên lạc ,do đó ít ai sử dụng máy điện thoại bàn , chỉ trừ những công ty hay những nhà buôn bán thì họ vẫn xài ,vì nó cũng tương đối có cước phí vừa phải. Kẹt một nỗi là các cô các cậu nhỏ khi có cái di động thì thường hay “ tám “ hay “  nấu cháo điện thoại ”, gọi là cho thiên hạ chiêm ngưỡng ,vì hổng lẽ sắm con “ dế “ mà lại không gọi hay không có ai gọi tới thì “ bèo “ quá. Vả lại mấy cô mấy cậu đâu có làm ăn gì đâu mà có khách để giao dịch. Thế là sẵn cái máy điện thoại cố định , mấy cô mấy cậu gọi líu lo con cò cho nhau , mà từ máy cố định mà gọi cho máy di động thì cước rất mắc. Báo hại cứ cuối tháng cầm cái Bill trên tay , hai ông bà già è cổ ra mà trả , về sau chịu không xiết thế là cắt luôn cái máy cố định cho nó khỏe . Lúc đầu , cước phí của di động là thuê bao trả sau , nghĩa là gọi ít thì tính tiền ít , gọi nhiều thì è cổ ra mà trả . Mà cô cậu thì lấy tiền đâu ra mà thuê bao , mãi sau này mới có thẻ cào trả trước ,mà giá cũng mềm giá loại 10.000 $ 20.000$ đến 50,100 ngàn , tiện lợi vô cùng mà mấy cô mấy cậu cũng thích nữa.

           Từ ngày có cái thẻ cào thì lại sinh ra cái bệnh “alo “ liên tục trên từng cây số, hết tiền thì các cô các cậu lại chuyển sang nhắn tin , hết tiền thì ngồi nghe nhạc hay chơi game. Đi đâu cũng thấy mấy “teen” ngồi hay đứng , ống tai nghe nhạc đeo tòn teng, mải miết bấm trò chơi điện tử . Đến nỗi khuya rồi đi ngủ mà đi ngang vẫn thấy con mình nằm nhắn tin với bạn nó. Bực mình nhất là từ khi có những cái simcard khuyến mãi , nghĩa là cứ bỏ ra 50.000đ mua cái sim mới về cào là sẽ được khuyến mãi 150.000 đồng , tha hồ gọi .Bởi thế mà các cô cậu khoái đổi sim liên tục để có quà khuyến mãi trong tài khoản , báo hại mỗi khi có chuyện gì để gọi cho các cô các cậu thì máy cứ “ò í e “. Phải nói là mấy nhà sản xuất máy điện thoại di động rất “ khoái “ thị trường ở VN , đã nói là dân VN khoái chơi sang mà . Một người một máy vẫn chưa đủ , mà phải sắm 3,4 cái mới là “ xoành điệu “ ,mới là bản lĩnh. Này nha , cái này dành cho “ con “ dzợ già ở nhà , còn cái này cho mấy con em út “ tình thương mến thương “, cái này dành cho bạn hàng giao dịch , cái này dành cho mấy chiến hữu “ vào sanh ra tử “ khi đi nhậu…. Chính vì vậy mà sẽ không có chuyện “ bốc “ nhầm máy hay gọi lộn người ,tiện lợi vô cùng. Đôi khi cả 2 máy reo lên cùng lúc , nhìn vào máy thì thấy một bên là vợ một bên là cục cưng ,loay hoay không biết nghe bên nào trước , thiệt là khổ tâm cho cái thân già hết sức.  Có lần đi đường chứng kiến cái cảnh ,có một anh chàng 2 tay 2 cái điện thoại cùng nói chuyện một lúc , đứng nghe lóm thì thấy một cuộc đối thoại liên khúc như sau :