Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Chủ đề: 
Hội nhập dân chủ
  PreviousNext
# 6268
  11 tháng 09, 2013 14:25  Trần Quốc Thắng viết

.....tiến trình dân chủ hoá một đất nước là một tiến trình đòi hỏi tính cách toàn vẹn ở mọi lãnh vực và như là một điều kiện ắt có và đủ cho một mẫu số chung; hiên nay, thế giới chúng ta đang sống mang một màu sắc đa phương, từ chính trị đến văn hoá đến tôn giáo và để tiến tới một mẫu số chung là một điều nan giãi nhưng không phải là không có cách để giãi

.....đầu tiên, trên khía cạnh văn hoá, cái nhìn của người phương tây và cái nhìn của người phương đông đều có sự khác biệt, người phương đông luôn tự hào với ngàn năm nhưng người phương tây luôn tự hào với nền văn hoá và phát triễn trong trăm năm. Thật ra, đông và tây cũng đều phát xuất từ cả triệu năm tính từ thưỡ khai thiên lập địa, nhưng sở dĩ người phương đông nhìn nhận ngàn năm trở lại là vì "lịch sử" đối với họ cũng chỉ được "truyền bá" từ đó, và hơn trước nữa, có lẽ theo "tập quán xoá bỏ" của tiền nhân, nên không bao nhiêu người biết gì thêm, ngược lại, người tây phương cũng có văn hoá cả ngàn năm chứ! nhưng họ chỉ tự hào theo trăm năm trở lại vì đó là điễm "mốc" biến đổi sự hoà nhịp với "thăng hoa" của con người và được nhìn theo khía cạnh văn minh và phát triễn là chính. Nói một cách tóm gọn hơn, phía đông luôn "bão thủ" và phía tây luôn nhìn theo khía cạnh "khai phóng"

.....văn hoá cũng là nguồn gốc và là cái mốc để khai phá ra những biến chuyễn quan trọng cho tiến trình dân chủ, nói một cách khách quan, "khai phóng" bao giờ cũng tiến nhanh hơn "bão thủ" trên khía cạnh hội nhâp vào một xã hội bình đẵng hay dân chủ hoá đất nước. Một thí dụ điễn hình hơn, người đông phương từ ngàn xưa cho đến nay luôn coi trọng và chỉ "tin" vào người thân trong gia đình của mình mà ít khi tin ai, vì đó là một nền văn hoá lâu đời để lại nên lâu dần, trở thành "khó" mà tin ai khác hơn là người thân, và phải nói rằng, qua bao nhiêu lần "thất tín" từ bên ngoài hay bị lợi dụng cho mục đích riêng của một số người, nên lâu dần, họ có khuynh hướng khó mà tin ai hơn người trong gia đình. Thêm một thí dụ cụ thể nữa, khi được "quyền tước" , người ta thường tìm cách đem người trong gia đình vào những chức vụ có tính cách hổ trợ cho quyền lực của mình, điễn hình là từ thế kỷ hai mươi của Việt Nam cho đến Thái Lan của ngày hôm nay v...v... nhưng chúng ta ít thấy ở người tây phương làm việc này, vì sao? người tây phương tin tưỡng rằng một mình mình hay gia đình mình cũng không thể làm được việc lớn, nên cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài cho dù "tin hay không tin", nhưng muốn phát triễn "cao" thì phải có sự trợ lực từ bên ngoài; trong khi đó, người đông phương thì không quan niệm như vậy, vì theo họ, đem ngoại tộc vào nhà là tự sát

.....bài viết ngắn, tôi chỉ cố đưa ra một thí dụ điễn hình là tại sao tiến trình dân chủ đối với người đông phương lại khó khăn gấp mấy lần so với người tây phương. Nhưng với xu hướng dân chủ hoá trên toàn thế giới của ngày hôm nay và công nghệ tin học đã giúp mở mang cái nhìn của người phương đông, và hy vọng một ngày không xa, chúng ta cũng sẻ hiễu và phát triễn đất nước dân chủ thì không thể giới hạn ở một gia đình hay một giòng họ hay một nhóm người liên kết vì quyền lợi mà làm được là vậy !