Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Chủ đề: 
Thiên Tài Sư Phạm
  Next
# 4210
  03 tháng 04, 2012 22:16  Nguyễn Quốc Bảo viết

Quyển “Prions en Eglise” phổ biến khắp các nước nói tiếng Pháp, để các tín hữu sử dụng trong Thánh Lễ hàng ngày, đã in trong những trang đầu một bài tóm tắt nét độc đáo cuộc đời Thánh Gioan La San mang tựa đề “Génie pédagogique” xin tạm dịch là “Thiên tài Sư Phạm”. Để được người thời nay gọi “Thiên Tài Sư Phạm”, để được Đức Giáo Hoàng tôn phong là Quan Thầy các Nhà Giáo dục, Gioan La san đã để các thầy giáo đầu tiên chất vấn về quy chế và lời nói của Ngài. Trong một trang rất ngắn, tác giả mô tả cuộc đời của Thánh Lập Dòng chúng ta và làm nổi bật sự phó thác nơi Chúa Quan phòng của Gioan La San, không phải bằng lời rao giảng suông mà bằng thực tế. Tôi xin tạm chuyển ngữ và chia sẻ cùng anh chi em là những người nối nghiệp Gioan La San trên con đường giáo dục cho người trẻ và đặc biệt người nghèo.
“Thiên Tài Sư Phạm”
Làm sao để lời rao giảng có thể đáng tin, về tinh thần nghèo khó và phó thác cho Chúa Quan Phòng, khi mà mình sống trong sung sướng và trong an toàn? Trong rất nhiều tháng, câu hỏi nầy dày vò người kinh sĩ Gioan La San, kẻ thừa kế một gia đình giàu có ở xứ sâm banh. Một thời gian ngắn sau khi Ngài chịu chức linh mục vào năm 1678, cũng có hơi tình cờ, Ngài phụ giúp cho một nhóm người sẽ trở thành những giáo viên của một trường miễn phí ở thành Reims. Lo lắng về tương lai của mình, các thầy giáo khiêm tốn nầy một ngày kia chất vấn thẳng thắn Gioan La San, về sự mâu thuẩn nầy, giữa cái quy chế của Ngài và những lời nói của Ngài. Gioan La San đã cầu nguyện rất lâu giờ , bị chao đảo vì những bất an của Ngài. Sau khi đã nhận được lời khuyên, Ngài từ bỏ phận vụ có lợi tức của chức kinh sĩ và sau đó phân phát tất cả gia tài cho người nghèo. Một việc hy sinh thật khó hiểu, một sự vấp phạm đối với gia đình Ngài cũng như đối với người dân trong môi trường của Ngài!
Nhưng Gioan La San đã quyết định hiến mình trọn vẹn, không đem về cho mình bất cứ điều gì có thể, đối với dự tính mà Thiên Chúa đã kêu gọi Ngài, đó là: giáo dục nhân bản và Ki-tô cho trẻ em nghèo, và đào tạo các thầy có khả năng dạy dỗ chúng. Vì l‎y’ do đó mà Dòng Anh Em Trường Ki-tô ra đời, mà Vị Sáng Lập và các môn đệ của Ngài đã dấn thân bằng “Lời Khấn Anh hùng”, để duy trì bằng bất cứ giá nào, cho dù phải vì đó mà “buộc phải đi ăn xin và chỉ sống bằng bánh mì mà thôi”.
Những ngôi trường miễn phí cho con trai được mở ra tại thành Reims, rồi Rethel, Guise, Laon…Và sau đó là đến Paris mà tại đó không biết bao nhiêu là thử thách xảy đến với Gioan La San. Sự độc đáo về sư phạm và sự thành công của những sáng kiến của Ngài gây nên sự ghen tuông, cáo gian và chống đối dẫn đến cả việc kiện tụng! Vị Sáng Lập phải lánh đi Rouen, nơi đó Ngài tiếp tục công việc của mình cho đến lúc qua đời vào năm 1719.
“Thiên tài Sư Phạm” như Chân Phước Gioan Phao Lô II đã gọi, Gioan La San được phong hiển thánh vào năm 1900 và được tôn phong là Quan thầy các nhà giáo dục vào năm 1950. Theo dấu chân của Ngài, các Anh Em Trường Ki-tô, hay “La San” cố gắng là “anh em với nhau, là anh em với những người trưởng thành, và anh cả của những người trẻ được trao phó cho các ngài” (hiện nay có 5000 sư huynh hiện diện trên 80 quốc gia).
Xavier Lecoeur, Sử gia và phóng viên