Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Chủ đề: 
Chứng bệnh trầm cãm
  PreviousNext
# 3724
  18 tháng 10, 2011 10:09  Trần Quốc Thắng viết

Trong một vài năm gần đây tôi cũng từng nghe nói nhiều về chứng bệnh này, tôi không phải là bác sỉ nhưng rút tĩa những kinh nghiệm mình nghe được và chứng kiến được thì sự thật bệnh này đang có thật, ít nhất là tại Việt Nam.

Gần đây khi nghe một câu chuyện của một người Việt Nam đi đường và bị giật đồ, tiền bay tung toé khắp nơi, tất cả những người đi đường già trẻ lớn bé nhào vô dành giựt, mặc kệ cho người đi đường này đang mang vết thương do va chạm mạnh gây ra; ngay cả tối hôm qua, trên TV chiếu cãnh một em bé hai tuổi bị xe cán ngang, tất cả những người bộ hành đi ngang qua nhưng không ai thèm giúp đở, dững dưng đến độ lạnh lùng và tiếp theo đó thì một chiếc xe khác tràn lên và cáng thêm một lần nữa.

Có phải chứng bệnh này sẻ là tiền thân cho tính "vô tính" người sau này? là tâm trạng của những con người mất đi lý trí và cũng không nhận mình là người và tất cả những người xung quanh cũng không phải là người nửa; đây có phải là hậu qủa của những hận thù truyền kiếp từ đời này sang đời khác tích luỹ để trở nên.

Tại sao vậy? và chúng ta làm được gì để ngăn cãn....để đi ngược dòng thởi gian, để tìm ra những dữ kiện, để được so sánh với những hiện thực của ngày hôm nay...ngày xưa, lúc tôi còn ở Việt Nam, tuy nhìn thấy những cãnh hành hung giữa người và người, nhưng đó chỉ là những bất đồng ý kiến của hai hay nhiều cá nhân mà không thể giải quyết được, tuy nhiên sau đó cũng có rất nhiều người xung quanh nhãy vào cuộc để ngăn cãn, chứ không phải như là "mặc kệ nó"của ngày hôm nay. Một vị bác sỉ sẵn sàng đẫy bệnh  nhân ra khỏi của bệnh viện nếu không trả nổi tiền lệ phí chữa trị, "mặc kệ nó" sống chết ra sao.

Bạn thử tưỡng tượng là bạn đang sống với những con người mà xung quanh với những hận thù chuẫn bị để trút lên đầu bạn ở bất cứ lúc nào thì bạn có cãm thấy thú vị không? tôi không có cơ hội tiếp xúc nhiều với những bạn VN sau này, nhưng tựu trung cũng hiểu được phần nào; như trước đây tôi cũng từng nói :"mình lo xong phần mình ở đầu chợ thì cuối chợ cũng có đứa sẻ chết đói vì mình đã trực tiếp hay gián tiếp giựt đi phần ăn của nó để đến nổi nó phải chết đói."

Nói đến đây, chắc có lẽ một số bạn sẻ cho là "mặc kệ nó" mày làm được gì, phải không? đúng vậy, vì cho dù tôi có muốn lo thì tôi cũng đâu làm gì nổi, nhưng tôi chỉ có một điều nhắc nhở với các bạn là mình sống thì phải có nhân phẫm, mình không thể nói là tại xã hội ngày nay như vậy nên tôi phải như vậy; cái khó là mình vẫn phải lăn theo bánh xe thời cuộc nhưng không bao giờ đánh mất cái "nhân" của mình, đánh mất nó là bạn đang mất đi một kho tàng vô giá mà khó khăn lắm bạn mới có được. Bạn có biết, trong triết lý Phật giáo, muốn được thành con người, bạn phải trải qua bốn mươi tám vạn (84,000) kiếp mới có được đó.