Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcVăn thơ
Chủ đềTaberd - 50 Năm Một Chặng Đường Nhìn Lại ( 7 )
19 tháng 09, 2014 07:34   Vũ Văn Chính viết:
                              Nhân chuyện bắn bì và người chị vô danh của bạn Ngô Xuân Thiện, tôi cũng xin kể cho mọi người nghe về chuyện bắn bì của lớp bảy 8 ngày xưa.

                              Tôi còn nhớ rõ vào năm đó như là dịch chơi bánh bì, mặc dầu nếu " trúng đạn " thì đau điếng, nhưng Be ta lại ham chơi mới chết chứ. Ra chơi chia 2 phe rượt đuổi bắn nhau chí chóe, dường như chưa đã, vô lớp... bắn tiếp. Cứ hể thầy cô quay lên bảng là đạn bay chéo chéo. Lớp bảy 8 chia làm 2 phe, phe ngồi phía ngoài đường Hai bà Trưng do Lâm Thế Hùng thủ lĩnh, phe ngồi phía trong do Ngô Tấn Quang cầm đầu. Tham gia chơi bị trúng đạn thì ... đáng đời đi nhưng có những Be không chơi cũng trúng đạn oan, oái oăm là đa phần không chơi lãnh đạn nhiều hơn vì kẻ chơi nó để ý bên kia bắn qua nó né, cỏn ông không chơi thì ăn đạn giùm. Bắn miết, trúng đạn miết, rồi nổi nóng, vừa bắn vừa đấu võ mồm. Cuối cùng 2 phe hẹn nhau ra trước nhà thở Đức bà.... thanh toán. Be ta hùng hổ là thế, nhưng ... hiền khô à, hẹn ở nhà thờ vậy chứ lúc... ra sân chỉ còn có 2 thủ lĩnh Lâm Thế Hùng và Ngô Tấn Quang đấu với nhau mà thôi, các Be mình chưồn hết về với ...má. Hai ông này đấu với nhau vài chiêu, bất phân thắng bại, rồi cũng huề, và sau ngày này, bắn bì trong lớp cũng chấm dứt, anh em lại vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Một chuyện nữa cũng về Ngô Tấn Quang :

                               Hôm đó ra chơi anh em chơi đánh kiếm hay bắn bì gì đó, quên rồi, trong lúc giao đấu quá hăng, Quang có đụng mạnh vào một anh lớp lớn đang đứng nói chuyện với nhóm bạn dưới cột cờ, anh này có lẽ bị đụng đau và có lẽ cũng quen ăn hiếp con nít, nên đã tát Quang một cái khá đau. Quang định trả đủa nhưng nhìn lại hình như thấy phe ta vừa nhỏ con lại ít quân số hơn nên nó ... đã ráng nhịn. Sau đó Quang tập họp bạn bè trong lớp bàn chuyện ngày mai...." báo thù ".Be mình có một số chứng kiến sự việc trên nên có " hàng vạn cánh tay giơ lên " quyết ngày mai sẽ theo Quang đi " đòi chân lý ". Be ta phải công nhận hừng hực khí thế. Vậy mà, ngày hôm sau, đến giờ hẹn, chỉ còn Quang và tôi. Trời ạ, phải công nhận Be mình rất ư là hiền lành mau quên. Tôi có mặt vì chơi thân với Quang và muốn kêu Quang bỏ qua đi. Nhưng nó không chịu nhất định đi ra cột cờ tìm địch. Chỉ có nó và tôi, nếu gặp  " địch ", chỉ có tiêu. May sao đi vòng vòng cột cờ, không tìm ra mấy ông anh hôm qua, mừng muốn chết. Còn Quang nó nghỉ gì? Chưa kịp hỏi thì nó quay qua nói với tôi : May quá không gặp tụi nó, chứ gặp mình có 2 thằng làm sao chơi lại. Trời ạ, vậy mà cũng đi tìm, hết nói nữa, làm tôi run muốn chết....

Còn một vài kỷ niệm nữa với Quang nhưng thôi không kể...

                    Phạm Đình Nguyên

                                                 ******************
                *Lê Anh Dũng :
                                 Chắc các bạn còn nhớ trước 1975 chúng ta thường chào cờ mỗi buổi sáng. Do đó sau 1975 thì cái cột cờ vẫn ở đó, nên thói quen là chúng ta chào cờ.

                                 Sau 1975, tôi không quen và không thích chào cái cờ mới nửa đỏ, nửa xanh nên xếp hàng để  chào cờ như mọi người thì tôi cũng làm,  nhưng tôi vẫn đội mũ khi chào cờ. Thế là sau buổi chào cờ thì tôi bị kêu lên văn phòng giám học, và nếu tôi nhớ không lầm thì người kêu tôi lên là frère Nguyễn Văn Tín. Frère hỏi tôi sao chào cờ mà còn đội mũ, tôi bèn chế ra 1 lý do vớ vẩn gì đó để bào chữa.

                       Không nói, không rằng frère tát cho tôi 2 cái trời giáng, 1 bên phải, 1 bên trái, nói em không được đội mũ khi chào cờ, và đuổi tôi về.

                        Mãi gần đây tôi mới biết frère Tín là em ruột của tướng Nguyễn Văn Hiếu, và frère làm 1 website để tôn vinh ông anh mình.  Nếu cựu sư huynh Tín đúng là vị frère đã tát tôi năm xưa thì đúng là 2 cái tát của tình thương.

                         Vì làm gì frère không biết xuất xứ của mấy thằng học trò của frère, và lời bào chữa con nít của tôi làm sao có thể qua mắt được frère, và với xuất thân của frère (là em một ông tướng 2 sao) thì làm sao frère không thông cảm, không hiểu về hành động không cởi nón của tôi.

                          Thế nhưng trong hoàn cảnh mới, không biết việc không cởi nón của tôi có thể dẫn tôi tới một số phận khốn nạn nào, và cũng không thể giải nghĩa dài dòng văn tự, thì cách tối ưu nhất, hiệu qủa nhất để bảo vệ tôi khỏi những bất trắc, kéo tôi ra những chống đối dù là con nít nhưng hậu qủa khó lường, là 2 cái tát thật mạnh, tới giờ vẫn còn nhớ.

                                               *********************

                            Chắc mày ( Lý Đức Thắng ) còn nhớ, bắt đầu tháng 4-1972 là mùa hè đỏ lửa, và ông già tao bị thương rất nặng, từ tỉnh chạy loạn về Sài Gòn, không có nhà mà ở, cả nhà tao tán loạn, tan tác, không ai có tâm trí mà nghĩ tới chuyện học hành. Ông dân biểu Thống là người biết rõ hoàn cảnh xấc bấc xang bang của gia đình tao lúc đó, biết thương trận của ông già tao, và có lẽ ông ta trình bày sự việc cho frère Lương một cách rõ ràng hơn là mẹ tao, đã suốt 6 tháng thăm nuôi ông già tao trong bịnh viện, kiệt sức, mặt tái xanh, đầu bù tóc rối, nên chắc trình bày sự việc cũng lung tung, không có đầu có đuôi. Và điều chắc chắn là khi một nhân vật có uy tín như ông Thống đứng ra đoan chắc về thương trận của ba tao thì effect hơn, nhất là khi ông là 1 chính khách chuyên nghiệp, biết hi-light sự việc, biết chắp câu chuyện lại cho mạch lạc rõ ràng thì khác. Có nhiều lúc mình làm 1 chuyện 1 lần không ăn thua, phải repeat và với 1 chút thay đổi, biết emphasize thì mới chạy. 

                             Tao nhớ hình như frère Lương nhắn cho frère giám học lớp 9 “nhận em Dũng đặc biệt vì ba em bị thương rất nặng tại mặt trận”. Không bị thương tàn phế tới 90% thì có cậy quyền thế cũng không vô được vì chính bản thân mình không có quyền thế đó, và quyền thế đó không thể dựng đứng mọi chuyện từ zero.  

                             Mày đọc lại, sẽ thấy tao có lẽ “cay đắng” nhưng rồi biết nhìn sự việc thành nhiều lớp, không criticize gratuitement, và như tao viết rất rõ “Có thể một một năm frère Lương phải tiếp cả mấy trăm phụ huynh muốn con mình được nhận ngang nên không tin lắm những lời kể lể” . Mày có thấy chữ “NHẬN NGANG” hay không? Tao hiểu rất rõ là “trái nguyên tắc” và điều tao muốn nói chính là “Nếu hôm đó chúng tôi về sớm 1 phút không gặp ông Thống, hay ông Thống kẹt xe 1 phút không gặp chúng tôi ở cổng trường Taberd, thì hôm nay tôi không ngồi đây đánh máy lóc cóc như một cựu học sinh Taberd. Trọng lượng của 1 giây hay 1 phút là 2 đầu khác nhau của định mệnh”. 

                           Còn nhớ năm 1972 muà hè đỏ lửa, ông già tôi bị thương nặng sau đó giải ngũ luôn (phế binh cấp độ tàn phế 90%). Bà già tôi dắt tôi vào gặp frère Lương xin học, trình bày là bố bị thương nặng, gia đình bối rối, lộn xộn nên không kịp chuẩn bị cho tôi thi nhập học vào Taberd (các bạn Taberd phải biết rằng học ở Taberd là một privilege vì các bạn học từ 11 èm lên, rất ít người bỏ ra ngoài nên chỗ trống rất ít, gần như không có, nên dù từ Lasan khác muốn chuyển tới cũng “sorry”, hoặc phải pass concour). Frère Lương said “sorry” và mẹ tôi thất thểu dắt tôi đi về. Ra cổng chúng tôi gặp dân biểu Nguyễn văn Thống, sau là tổng thư ký đảng Dân chủ, lúc đó hình như là tổng thư ký Hạ Viện là người quen. Ông Thống dắt chúng tôi đi ngược lại gặp frère Lương, nội dung trình bày cũng là “bố bị thương nặng” nhưng không biết ông vẽ hoa lá cành sao đó (nói là nghề của chàng) chắc kiểu “nhờ những chiến sĩ như ông già tôi bỏ thân mạng, máu xương ở chiến trường nên hậu phương mới yên ổn để con nít học hành” hay là “miệng kẻ sang, có gang có thép” mà tôi được nhận vào lớp 9-2 khi niên học đã bắt đầu, không có concour gì ráo trọi. 

                           Nếu hôm đó chúng tôi về sớm 1 phút không gặp ông Thống, hay ông Thống kẹt xe 1 phút không gặp chúng tôi ở cổng trường Taberd, thì hôm nay tôi không ngồi đây đánh máy lóc cóc như một cựu học sinh Taberd. Trọng lượng của 1 giây hay 1 phút là 2 đầu khác nhau của định mệnh. 

       ( Cũng vì cái “quỷ liệm” hồi mới xin vào học Taberd này của Lê Anh Dũng mà hai ông Đứt Thắng và Anh Dũng hơi “gắt gỏng” với nhau,mém chút xíu nữa không chừng lại xảy ra cuộc “khẩu chiến” giữa một ông học Pháp văn , một ông học bên Anh Văn. Cũng may là hai ông cùng học trường Taberd , nơi mà hai ông vẫn hát “..Thề đoàn kết ,ta trung thành..” nên cuối cùng ông Đứt Thắng ..Thắng lại kịp lúc,còn ông Anh Dũng thì cũng..Anh Dũng nhận lỗi và sorry,thế là hòa.

          Nói như Đứt Thắng thì cũng đúng,ngày mới bắt đầu chập chững vào Taberd để học , chúng tôi cũng phải “thi cử thấy mẹ luôn chứ có nhờ cậy ai dắt vào đâu ( lời Đứt Thắng)”,chúng tôi phải chiến đấu với những ông bạn cùng tuổi hay nhỏ tuổi hơn ,cũng có khi cũng phải chống trả với những ông lớn hơn mình 2,3 tuổi nữa,thì mới dành được một chỗ để vào ngồi học nơi ngôi trường rất ư nổi tiếng này. Không có chuyện ưu tiên cho ai cả,tất cả là ngang nhau,chỉ có thế thôi.

           Mà nói như Anh Dũng thì cũng có phần đúng thế mới khổ. Muốn vào học chen ngang như ông Dũng thì rất khó xin vào,bởi vì cứ mỗi năm lên lớp là đồng nghĩa số lớp sẽ ít dần và có một số ông cũng sẽ ra đi tìm “chân trời tím” ở một ngôi trường nào đó. Do đó sẽ có những trường hợp ngoại lệ bằng cách gửi gấm “thằng cháu” xin vào học vì hoàn cảnh của nó quá ..tang thương như trường hợp của “cháu” Anh Dũng này. Và điều này cũng được các sư huynh thông cảm và xét duyệt cho hoàn cảnh của “cháu” nó. Cũng giống như trường hợp hai ông cùng học một lớp ,một trường. Một ông thì có bố làm lớn rất tích cực đóng góp cho nhà trường gọi là lo cho tương lai con em chúng ta, và nhà trường lại dùng số tiền này để trợ cấp cho các “cháu” nhà nghèo nhưng học giỏi ,điều này cũng tốt thôi.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết