Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcTào lao (Bàn loạn)
Chủ đềLâm Thanh - Obama - Dương Qung Kứng
13 tháng 11, 2013 18:13   Dũng viết:
Thể theo lời yêu cầu của Lâm Thanh “…chính trị là một đề tại ít người muốn đụng đến vì dể gây cọ sát …Mà đúng vậy, có chút cãi cọ mới vui, cứ đồng ý với nhau thì thế giới này đâu có chuyện nói”

Mời 2 bạn và các bạn khác đọc bài c ủa ông Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19).

Đây không phải là 1 diễn văn chính trị, nhưng là 1 tiếng thét vừa đau thương vừa hùng tráng.  Loài người đang chứng kiến những thảm họa do chính mình tạo ra, và đa số vẫn nhởn nhơ, chưa ý thức được tầm quan trọng của nó

“Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên. Chúng là sự kết hợp của các yếu tố chứ không chỉ đơn thuần mang tính tự nhiên. Chúng là sự tích tụ của việc liên tiếp vượt qua các ngưỡng kinh tế, xã hội và môi trường. Hầu hết các tai họa đều là kết quả của bất bình đẳng và những người nghèo nhất thế giới phải chịu rủi ro nhiều nhất vì họ dễ bị tổn thương”.

“Tại Doha, chúng ta đã hỏi: “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”

Bài những người ăn no, ngủ kỹ cần đọc

http://soha.vn/quoc-te/bai-phat-bieu-day-xuc-dong-cua-truong-doan-cop19-philippines-20131112174206611.htm.

Tôi đã đọc tất cả các sách bởi Obama, viết từ khi chàng chưa là tổng thống, chàng viết đại ý là “nếu nước biển dâng lên, khí hậu biến đổi … chuyện này mà không quan trọng, cấp bách thì chuyện gì khác đáng gọi là cấp bách, nguy khốn”.  Lời chàng được chứng minh qua lời Yeb Sano, Phi vừa hứng chịu một cơn bão lớn nhất trong lịch sử loài người, mà sức gió nằm ở ngoài bảng xếp tới hạng 5.   Tôi đọc rất nhiều sách chính trị, hồi ký, Obama là người duy nhất nói về climate change với sự quan tâm thực sự như một trọng tâm.

Còn về Obamacare, từ khi ở Pháp gần 20 năm trước, tôi đọc bảng so sánh tử suất con nít ở các nước giàu, thì Mỹ là số 1 về chi tiêu y tế, nhưng tử suất con nít là đứng thứ 20 (xếp từ thấp lên cao). Nếu hiệu quả tương ứng với chi phí thì con số này phải là trong top 5.  Chỉ vì y tế phòng ngừa yếu kém, chỉ cover cho những người hoàn toàn nghèo, trên nghèo 1 chút là kệ mẹ mày.  Cho nên không nên dán label “socialist” dễ dãi làm sự phán đoán của ta méo mó đi, chỉ nhìn thật kỹ giàu như Mỹ mà tử suất con nít trong các nước giàu đứng 20 là “không chấp nhận được”.

Đạt Lai Lạt Ma đã nói từ lâu “Vấn đề của thế kỷ 21 là vấn đề môi trường. Nước biển dâng 1 mét thì Bà la Môn, Hồi, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành… sống gần xích đạo thành cá hết trọi, đạo gì cũng dzậy.

Chính trị mang tên gì không quan trọng, thường trực nhìn thực tế để điều chỉnh chính sách tương ứng, chúc Lâm Thanh trở thành “fervent socialist militant” sau khi đọc bài này.  Ngày 23 gặp Lâm Thanh, give me $5 for Malia Obama’s presidential run.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết