Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Âm nhạc
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcÂm nhạc
Chủ đềLần đầu tiên nghe bài "Đêm thánh vô cùng"
26 tháng 12, 2012 19:25   Dũng viết:

Từ ngàn xưa Hữu Phước tiên sinh bấm độn đã biết rằng một ngày Trần lão quái sẽ làm một cuộc náo loạn Thiên Cung về mấy cái dzụ "Traduire, c'est trahir", "trà xanh không phải là trà tầu, nhưng trà tầu vốn là trà xanh", nên người mấp mé, mím chi:

"Người ta cho rằng thơ dịch phải hội đủ ba yếu tố “Tín – Đạt – Nhã”. Tín là chính xác và trung thành với bài thơ nguyên gốc từng từ ngữ đến điển tích. Đạt là diễn đạt được toàn ý tưởng của bài thơ và Nhã là trang nhã, bài thơ dịch phải có âm điệu dồi dào. Theo tôi có ba tác giả dịch thơ Đường nổi tiếng, mỗi người một vẻ, mỗi tác giả trội bật một yếu tố : 1) Thơ Đường dịch bởi Trần Trọng Kim đạt được chữ Tín vì ông là một học giả thâm nho. 2) Thơ dịch của Ngô Tất Tố hội được yếu tố Đạt, có thể giải thích vì ông là một nhà văn danh tiếng. 3) Còn thơ dịch của Tản Đà đã đạt được chữ Nhã, không có gì ngạc nhiên lắm vì ông là một trong những nhà thơ lớn nhứt trong thi đàn Việt nam.

Người dịch thơ phải đối diện một thử thách là giữ thế cân bằng giữa ba yếu tố - Tín Đạt Nhã. Dịch văn đã khó huống hồ là dịch thơ, là vì khi dịch thơ người ta phải dịch thơ ra thơ, nghĩa là phải dịch theo nghĩa và vần (và đôi khi phải dịch văn hóa này sang văn hóa khác). Dịch thơ là làm thơ hay phóng tác thơ, dựa theo ý chính của bài nguyên thủy và cảm hứng riêng mà sáng tác. Nhưng thơ Tứ tuyệt cô đọng, mỗi bài chỉ có 20 chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay 28 chữ (thất ngôn tứ tuyệt), ý tưởng hàm xúc và để lại cho người đọc còn nhiều tưởng tượng vì “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” (lời hết mà ý không hết). Người đọc thơ tùy theo cách suy nghĩ, cảm hứng sẽ có những nhận thức khác nhau. Dịch thơ tứ tuyệt cũng thế, thơ dịch đa dạng tùy theo tác giả cảm nhận và diễn đạt vì bài thơ nguyên gốc chỉ có bốn câu, lời đã hết cho nên đôi khi nhờ bài thơ dịch để tả ngụ ý chưa được nói ra."

Hữu Phước tính, không bằng trời tính, Phước có ngờ đâu Trần lão quái là dân xứ Quảng, cao lầu Hội An chính hiệu

Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay co
Bình Định hay lo
Thừa Thiên ních hết!

Bèn có thơ tán thán Trần Lão quái "Tạo hoá (lão quái) gây chi cuộc hí trường".  

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết