Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Hội ngộ 2011
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcHội ngộ 2011
Chủ đềKhối óc không ngủ yên
02 tháng 01, 2012 00:00   Lê xuân Việt viết:

để tặng Nguyễn Văn Em và Trần Sư Tứ, hai Tabériens với khối óc không ngủ yên (còn tim ra sao thì tác giả xin miễn bình phẩm)



Bối Cảnh: trưa thứ bảy, ngày 16 tháng 7 năm 2011, tại Kim Restaurant, Garden Grove, CA, buổi họp mặt trước khi dạ tiệc đêm hội ngộ.


Buổi họp mặt nho nhỏ này gồm khoảng độ 30-40 cựu học sinh lớp Taberd 76, có các bạn đến từ Việt Nam, Canada, Texas và những tiểu bang khác trong Hoa Kỳ. Trong lúc tôi đang hàn huyên với một số các bạn ngồi cùng bàn, thì từ bàn bên cạnh một nhân vật từ từ tiến đến, đưa tay ra bonjour tôi.


TST: Tôi là Tứ, đến từ Montréal. Việt phải không?

LXV: Có, tôi nhận ra Tứ, thấy từ tối hôm qua ở nhà LĐ Thắng, mà đông quá không nói chuyện được. Sao, Tứ khỏe không?

TST: Ừ, khỏe. Nghe nói Việt là psychiatrist phải không?

LXV (tự nhủ): (Sao cha nội này hỏi giấy mình vậy ta?)

LXV (cười trừ): Ừ, cái nghề gặp người điên không vậy mà. (Đổi đề) Sao, Tứ sang Cali thấy ra sao?

TST (chú trọng bén sắc như tia laser): Việt làm về thuốc men hay là psychotherapy (trị liệu tâm lý)?

LXV (tự nhủ): (Gì đây cha? Tui đang nghỉ phép mà!)

LXV (hơi bối rối): Ừ, tôi làm cả hai, tùy trường hợp mỗi bệnh nhân. (Đổi đề lần thứ 2) Vậy thì Tứ sang đây ở bao lâu?

TST (laser beam trở nên bén hơn): Việt nghĩ sao về thuyết của Carl Jung? Cái concept archetype có áp dụng được trong psychotherapy không?


Đến lúc này thì bối rối trong tôi trở nên bàng hoàng, tôi nhìn TST kỹ hơn một chút, trong đầu có phần tự nhủ (cha này nhất định không tha mình rồi). Bàng hoàng đây không do ở sự “quyết chí hỏi cho ra nhẽ” của Tứ, mà do ở nội dung của câu hỏi mà ngày hôm nay vẫn chưa ai trả lời được, từ khi Carl Jung qua đời đã hơn 50 năm nay.


Câu hỏi của Tứ làm tôi nhớ lại cách đây 10 năm, khi tôi đang tu nghiệp ở bệnh viện của trường đại học Stanford University. Lúc đó, tôi đang thực tập phần psychotherapy dưới sự dẫn dắt của cố giáo sư bác sĩ Pete Rosenbaum (ông qua đời năm 2007), là một vị thầy tôi rất kính mến. Ở thời gian đó, tôi đọc rất nhiều về Carl Jung, do ở sự thu hút bởi quan điểm có màu sắc Á Đông của ông về triết lý, tâm lý và tâm thần. Dạo đó tôi nhớ có hỏi ông Rosenbaum một câu tương tự như câu hỏi của Tứ (về những người trẻ đương thời với Sigmund Freud như là Jung, Horney, etc), thì ông có nói với tôi là ông hành nghề suốt một đời mà vẫn chưa nghĩ ra vì thuyết của Jung quá hay và thâm thúy. Xong, ông thầy còn đùa với tôi là “khi nào anh nghĩ ra thì cho tôi biết”.


Không có điều gì đáng ngạc nhiên là 10 năm sau tôi vẫn không nghĩ ra câu trả lời, mà có lẽ sau này khi tôi hành nghề xong, treo bảng về hưu, cũng sẽ vẫn không nghĩ ra. Câu trả lời mơ hồ của tôi lúc đó cũng như ngày hôm nay vẫn là, “những thuyết của Jung có khả năng mở đường cho người chữa trị hiểu sâu đậm hơn những thuyết khác đang được áp dụng, như psychodynmic (Freud), self psychology (Kohut), interpersonal psychotherapy (Sullivan), cognitive-behavioral therapy (Beck), etc.


Trong một bài khác tôi sẽ viết để diễn giải thêm về những tiết mục trên. Giờ đây, tôi xin viết một chút về archetype (liên hệ đến câu hỏi của Tứ) và đặt ngược câu hỏi trở lại. Câu hỏi của tôi không dành cho Tứ, mà là để các bạn đưa câu trả lời cho Tứ lựa chọn. Archetype, tiếng Việt dịch là “mẫu hình cơ bản” (theo Wikipedia), là một khái niệm nói về những hiện tượng trong nhân sinh, mang tính chất tái diễn từ đời này sang đời khác. Ví dụ như Archetype của những anh hùng, những trượng phu đội đá vá trời, và cũng có Archetype của những kẻ xấu, những hung ác tàn bạo, vân vân.


Tôi thuở nhỏ vốn dĩ đam mê chuyện kiếm hiệp Kim Dung, nên khi đọc những thuyết của Jung, tôi thấy thích thú vì cảm nhận có một mối liên hệ. Câu hỏi của tôi đặt cho các bạn để trả lời đến Trần Sư Tứ là: nếu như Lasan Taberd là thuộc về Archetype của một danh môn chính phái (ví dụ như Thiếu Lâm Môn), thì Nguyễn Văn Em là thể hiện cho Archetype nào?


  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết