Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Hội ngộ 2011
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcHội ngộ 2011
Chủ đềBản lai chân diện mục (hồi II)
20 tháng 07, 2011 14:10   Lê Anh Dũng viết:

Sau hồi I, Tín rét qúa, nhắn tôi cẩn thận, vì nhiều khi mình cảm nhận, bày tỏ 1 đàng, mà người đọc cảm nhận cách khác, có thể bị đụng chạm, buồn phiền v.v... Như viết Hải "già trước tuổi" biết đâu làm Hải buồn... Ý của Tín xác đáng, vì không ai cũng trải qua, suy nghĩ bày tỏ như kiểu của mình, hoặc biết chịu đòn như mình. Nhưng đã lỡ phóng lao thì phải theo lao; viết cho rõ, có lẽ là cách tốt nhất để giải toả ngộ nhận.

Sáng CN ở nhà Lý Hưng Ngọc, Lê Ngọc Lân gắn mề đai cho đề nghị Kim Vân Kiều 1975 (kể về những gì  mà chúng ta sống qua từ 1975) tôi đề xướng nhưng tạm để đó vì bận tìm job (lúc thất nghiệp dài vài tháng trước đây).

Tôi viết với tinh thần

"một chút rượu hồng xin tưới xuống,

Giải oan cho cuộc bể dâu này"

Chữ "giải oan" là 1 chữ Phật giáo, nghĩa rất rộng, bạn nào muốn biết thêm có thể google.

Khi đọc hồi ký của ba Hải, tôi bồi hồi vì thấy được những gì Hải và chính mình trải qua. Năm 1983 bố tôi ra tù, tôi đang ở Pháp,  sống trong 1 kho chứa đồ cũ của 1 hội thiện Công Giáo. Tôi được biết mẹ tôi trong cả tháng trường, mỗi buổi chiều ra ngõ, mong đợi bố tôi (một thương phế binh cấp độ tàn phế 90%, giải ngũ 1972) trở về , vì được anh CA khu vực tới nhắn "phải năm, ba lạng, chuyện này mới xong". Thông minh nên mẹ tôi hiểu ngay là danh sách tù sắp được thả được gửi trước về địa phương, anh này biết nên hù, may ra nặn được 1 ít, nhưng cảnh đoàn viên  trong 1 căn nhà trống chỉ còn ba cái ghế nhựa chắc cũng không khác với đoạn dưới đây:

“Tôi đưa tay nhấn chuông, không nghe reo, tôi đập cửa, thằng con chạy ra la lớn:

- Ba!

- Con! Vào nhà lấy tiền ra trả cho ông bạn.

Sau khi nhận tiền anh phu xe còn nấn níu hình như muốn nói với tôi một điều gì nữa, nhưng anh ngập ngừng, nhìn tôi trân trân, quay mặt lắc đầu, lên yên đạp xe đi khuất.

- Nhà có bình yên không con?

Nước mắt nó chảy ròng, mếu máo nói: Bình yên! Rồi nó lấy lại bình tĩnh ngay, đưa tay dụi mắt, ôm tôi gượng cười nói ba còn khỏe mạnh tụi con mừng.

Bước vào nhà, tường vách cửa phai màu, bộ xa-lông rách teng beng, bàn ăn còn đó nhưng ghế rách nát, lại một cảm giác ê chề. Giựt mình nhìn lại thằng con thấy nó hốc hác gần như già hơn tôi. Phải chăng là vì lo lắng chạy kiếm miếng ăn hằng ngày nên nó mới ra nông nổi. Tay xách giỏ đồ chân tôi bước từng nấc thang lên lầu, thằng con theo sau, mở cửa phòng ngủ, tôi thấy tủ quần áo trống, bàn viết, ghế bành, kệ sách còn nguyên vẹn, đồng hồ, đồ có giá, máy ghi âm phát âm, máy hút bụi đã biến mất. Tôi ngồi phệt xuống giường, thằng con bước ra cửa quay mặt nói vói: Con xuống biểu làm cơm chiều, ba nghĩ mệt, tắm rửa rồi ăn cơm.

….

Thằng con đem cái mùng rách có nhiều lỗ vá căng trên giường xong rồi hai cha con tâm sự vắn dài thật lâu.

Thằng con tôi rời phòng đóng cửa, tôi một mình tiếp tục ngồi lì, tâm trí mờ mờ ảo ảo, buồn buồn tủi tủi.

Nỗi buồn càng sâu nặng khi tôi nghĩ tới người cha quá cố. Suốt thời gian tôi ở tù ông chỉ đi thăm tôi được có một lần. Và ông mất không kịp chờ tôi trở về gặp mặt!

Tôi bật khóc, lòng tràn đầy oán hận, đầu óc tôi nghĩ ngay phải trả thù nầy.

Nhưng không! Tôi là công giáo, đạo dạy tôi phải tha thứ. Chúa ơi sao mà khó quá vậy? Thân xác con khổ đã đành mà tâm trí con phải chịu dằn vật thêm vì đôi ngã trả thù và tha thứ.

Hồi tưởng lại có những lúc trong tù, đầu tôi bị xâu xé cũng vì vấn đề thù hận và tha thứ. Mỗi đêm trước khi ngủ tôi thường đọc kinh và cầu nguyện cho “Nước cha trị đến” nghĩa là mọi người trở về với Chúa và được hưởng ơn cứu chuộc của Chúa Giê-Su đã chịu đống đinh trên cây thập giá”

Khi đọc những đoạn trên đây, tôi thương Hải, thương mình, thương người, thương mọi người. Phải chăng cách hay nhất là tha thứ? Lòng thương xót, sự thông cảm sẽ là

"một chút rượu hồng xin tưới xuống, giải oan cho cuộc bể dâu này".

 

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết