Taberd.org
 Mục lục
Chuyện xưa, bây giờ mới kể
Vũ Văn Chính

Kể từ khi ông Lê Việt Quang cho mở cái sân trường ra, anh em mới có dịp tụm năm tụm ba lại trong sân trường tha hồ mà tán dóc, tố khổ nhau hay xưng tội, có những lúc đi ngang sân trường thấy anh em đấu khẩu hăng quá, làm tôi đôi lúc cũng ngứa mồm nhào vô, rồi lại thấy ngứa tay thế là đành phải ghi lại những mẫu chuyện xa xưa, xưa đến 30, 40 năm mà anh em Taberd nhà mình mới kể, mới tự thú trước bình minh, và mãi đến hôm nay anh em mới được biết đến.

Đầu tiên là cái chuyện động trời của cụ Nguyễn Văn Em, không hiểu sao vì lý do gì, hay là về già cụ thấy hối hận trong lòng hay sao ấy, mà trong một phút yếu đuối cụ mới thổ lộ cái chuyện tuổi tác của cụ, theo như lời cụ xưng tội trước thiên hạ thì, không hiểu vô tình hay cố ý mà Papa yêu dấu của cụ lại khai sanh trễ đến ba năm cho cụ, vì chuyện này nên cụ ngồi lộn lớp mà không hay, vì khôn hơn anh em học cùng lớp ba tuổi, nên cụ học giỏi cụ quơ hết các môn là chuyện đương nhiên, chỉ tội cho mấy nhóc tì ngây thơ như tụi tôi, vì khớp cái chuyện cụ học quá giỏi mà nản chí đâm ra vừa học vừa chơi, đua làm sao được với cụ mà đua.

Cho nên cũng vì cụ mà tui luôn nghi ngờ các cụ học giỏi khác, mà cái chuyện các cụ già ngồi lộn lớp ở Taberd thì nhiều lắm.

Trong một bữa nhậu với nhóm bạn cũ Taberd ở Canada với nhau, thì nổ ra một câu chuyện khác cũng không kém phần thú vị, nạn nhân là Trần Sư Tứ thổ lộ, mà thủ phạm cũng lại là cụ Em (cái cụ luôn luôn nhiều chuyện thế). Câu chuyện này chắc bạn Tứ để bụng lâu lắm nên hồi còn ở VN thì không nhắc, mà phải đợi đến khi ở nước ngoài mới đem ra méc, chuyện như sau:

"Năm tôi học 10ème, tôi có một hộp viết chì màu. Hộp bằng sắt, bên ngoài có hình lực sĩ Ben Hur. Một hôm tên NVE xin đổi hộp viết chì màu của nó để lấy hộp viết chì của tôi. Hộp viết chì của nó bằng giấy, đổi cái hộp thôi chứ viết chì của ai người ấy giữ. Tôi chịu đổi với nó." (sao mà ngu vậy trời - VVC).

"Về nhà, anh chị tôi thấy hộp viết chì tôi khác bèn hỏi tôi hộp viết ở đâu. Tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Anh chị tôi la tôi là 'mày ngu' (chửi là đúng rồi - VVC) và bắt tôi đi đòi lại. Sau cùng tên NVE trả lại tôi hộp viết.""

Anh em cứ tưởng tượng có hai thằng nhóc, mà một thằng là nhóc "cụ" nó ngồi gạ gẫm và dụ khị thằng nhóc "tì", nhìn cái mặt của hai nhóc lúc đó chắc chắn là buồn cười rồi, nhất là cái mặt dụ khị ỉ ôi và lém lỉnh của "cụ" nhóc Em.

Tuy tôi không học chung lớp với Trần Sư Tứ, nhưng tôi biết Tứ lúc tôi gia nhập Đoàn Hùng Tâm do SH Thanh Trung phụ trách năm 68-69 thì phải, Trong một lần chơi trò chơi lớn ở cái sân dưới hội trường Taberd, hôm đó chơi trò Tạp Kỹ, nghĩa là mỗi người thể hiện một vai gì đó, và hôm đó Tứ đóng vai con khỉ nghe điện thoại trông tức cười lắm. Trần Sư Tứ hồi nhỏ trông lanh lắm lại hiếu động nữa, không tin các bạn nhìn hình hắn hồi nhỏ thì biết liền, vậy mà không hiểu sao lại bị nhóc "cụ" Em dụ khị mới là lạ chứ, phải công nhận cụ Em tài nghệ cũng cao cường lắm mới dụ được nhóc tỳ Tứ.

Thuở ấy trong các cấp của tụi tôi có một cái hình ảnh quen thuộc mà không thể quên được, đó là cái thân hình bé bự của thằng Nguyễn Thái Sơn, người nó nung núc mỡ, nhất là cái cặp vú của nó, mỗi lần nó chạy là cặp vú tưng tưng chạy theo, nhìn là muốn bóp rồi. Không hiểu lúc nhỏ nó có té vào cái thùng sữa voi, hay vào cái nồi thuốc như Obelix hay không? mà sao nó ú na ú nần đến thế, người nó nung núc mỡ nhất là cặp vú của nó, mỗi lần nó chạy là cặp vú tưng tưng chạy theo, nhìn là muốn bóp rồi. Cái chuyện này đối với trường toàn con trai như Taberd, thì chuyện tưởng tượng ra cái ấy là khó tránh khỏi, cho nên bạn tôi thằng Nghiêm Quốc Việt, nó nhìn Sơn Mập ra chị vú thân yêu lúc nhỏ mà nó thường sờ Ti, thì nó sờ ti Sơn Mập là chuyện đương nhiên rồi, ngay cả Việt lúc học chung với tôi lớp 9-6, cũng hay bị tôi bóp vú thường xuyên, vì nó cũng có da có thịt và dễ nhìn.

Tội cho Sơn Mập, lúc nào cũng bị quấy rối bởi mấy thằng, tay chân lúc nào cũng ngứa ngáy. Ngày xưa nó hay bị bóp vú, ngày nay nó đã thành Bác Sĩ rồi, không biết lúc khám bịnh nó có bóp ... hay không thì mình không biết.

Vũ Văn Chính - Sài Gòn (tháng 5 năm 2010)