Mục lục | Marie Curie ’75 Reunion Gala 2011: Còn một chút gì để nhớ Lê Xuân Việt |
Từ thời thiên cổ, ở khắp các quốc gia trên thế giới, mỗi thời đại đều có những biến chuyển lịch sử đặc tánh của mỗi nơi. Những con người ở thời điểm này, vì tính chất của bản năng sinh tồn, hầu hết đều phải trải qua những biến đổi tâm tư lớn, phản ảnh của bối cảnh đổi thay.
Nơi và thời điểm của chúng tôi là Sàigòn trước năm 1975, lúc chúng tôi còn là những thanh thiếu niên sống trong mái ấm gia đình, ngày ngày cắp sách đến trường và vui chơi với các bạn hữu sau giờ tan học. Biến đổi tâm tư là gián đoạn của những mơ mộng tuổi thơ, những rung động của sinh hoạt ở Cercle và những bal famille, để đi sang những hoang mang của cuộc sống trong một xã hội mới, đòi hỏi những phấn đấu mang tính cách đẩy xa những tình cảm và kỷ niệm bên kia bờ gián đoạn vào lu mờ ký ức.
Trong bộ sách nổi danh À la recherche du temps perdu của Marcel Proust, ông có biên thảo về hiện tượng mémoire involontaire, khi ông mô tả cảm giác lúc uống trà và ăn bánh madeleine (une tasse de thé et des madeleines) làm khơi lại những kỷ niệm ngày ông còn bé ở Combray sâu thẳm trong ký ức. Sau hơn 36 năm rời xa Sàigòn năm xưa, tôi đã được ban một đặc ân hiếm có trong đời, là sự tiếp nhận một hiện tượng mémoire involontaire tương tự, để được bước sang bên kia bờ gián đoạn của năm 1975, để cảm xúc những mơ mộng của tuổi thơ dâng trào trở về, vào đêm tôi tháp tùng nhà tôi đến Marie Curie ’75 Reunion Gala trong hè vừa qua.
“Une tasse de thé et des madeleines,” trà với bánh ngọt, là điển hình cho hiện tượng song thuận (la dualité) trong thiên nhiên với một mãnh lực của chủ chốt cho những diễn tiến tiếp nối tự nhiên. Trà không, chỉ là món giải khát có giới hạn. Bánh ngọt không, chỉ là phen tráng miệng của bữa ăn. Trà với bánh ngọt, không chỉ là thức uống cộng với thức ăn, mà là một tao ngộ, một trùng phùng đã mang đến giây phút mémoire involontaire hiếm quý cho Proust.
Mémoire involontaire hiếm quý do ở cái đến bất ngờ của giao động cảm xúc trong tao ngộ trùng phùng của những yếu tố song thuận tối cần. Sự quan trọng của đặc thù “une tasse de thé et des madeleines” làm khơi động ký ức Combray của Marcel Proust có lẽ cần thiết nhấn mạnh. Tôi tin rằng, nếu buổi tối hôm đó, Proust ăn bánh tiramisu và uống café espresso, ông đã không có được mémoire involontaire về Combray để viết nên thi văn bất hủ như vậy. Cho riêng tôi, bối cảnh của bất cứ một đêm gala nào cũng có một tác dụng lạc lõng như bánh tiramisu và café espresso đối với Proust. Trong những party hội họp ngày trước, tôi đã từng nghe lại nhạc Pháp của những thập niên 60-70 mà là thème của đêm MC gala, và khi tôi cư ngụ ở Orange County những năm xưa, tôi đã có đi dự tiệc ở nhà hàng Grand Garden là địa điểm của đêm MC gala. Tất cả, thiếu vắng bối cảnh đặc thù của Marie Curie ’75 gala, đều đã không lay chuyển được sự chôn chặt tôi bên này bờ gián đoạn trong hơn 36 năm qua.
Ở đầu thập niên 1980, tôi gặp gỡ nhà tôi và hai đứa bắt đầu một tình bạn rất đằm thắm bên nhau. Chúng tôi có nhiều điều dễ thông cảm cho nhau, nói chuyện hạp và tâm sự rất thoải mái với nhau. Ngày đó, tình cảm chúng tôi dành cho nhau là một tình thương quý, có lẽ do nơi cảm tưởng hai đứa là từa tựa nhau, như hai mẩu bánh madeleine.
Tất cả đã đổi thay vào mùa hè năm nay, trong dịp MC ’75 reunion. Tôi nhớ hôm buổi trưa ngày thứ bảy tôi đưa nhà tôi đến reunion picnic ở Mile Square park, lúc đầu tôi dự định ở chơi một tí xong sẽ chạy đi làm một vài công việc. Đến nơi, trông thấy nhà tôi hạnh phúc, tươi vui hòa hợp với các bạn từ thuở ấu thơ của nàng, một cảm giác ấm áp đột nhiên trỗi dậy trong tôi. Tôi ngồi bên nàng mà quên bẵng đi thời gian, cho đến lúc nàng nhắc tôi đưa nàng về để sửa soạn đi ăn cơm tối với anh chị của nàng, những việc định làm ban sáng bỗng dưng trở nên không cần thiết. Chớm tao ngộ của madeleine Ngọc Lan và une tasse de thé khung cảnh picnic của MC ’75, tôi nhớ mãi cảm giác ấm áp này! Và rồi trong đêm MC ’75 Gala, “la madeleine” nhà tôi với “une tasse de thé” môi trường nguồn gốc Marie Curie của nàng, đã kết nên một phối hợp nhiệm mầu mang đến giây phút mémoire involontaire toàn vẹn cho tôi, làm bừng thức lên cảm xúc của những mộng mơ đầu đời ở Sàigòn năm xưa đã từ lâu yên ngủ trong tôi.
Trong dịp đám hỏi của chúng tôi ngày 12 Octobre 2011 tại Paris, vợ chồng anh chị tôi đã thay mặt mẹ tôi đến xin hỏi nhà tôi. Sau đó, chúng tôi có một reunion party nho nhỏ với các bạn thân thuở ấu thơ Lasan Taberd của tôi. Trong buổi tối đó, chị tôi, ca sĩ Ý Lan, đã hát tặng chúng tôi nhạc phẩm “Còn một chút gì để nhớ” của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Vũ hữu Định, có câu
và chị tôi kết thúc bằng
Xin cảm ơn các bạn đã tổ chức MC ’75 Reunion Gala 2011 thật tuyệt vời, là thành phố của em, là một “une tasse de thé” bất hủ, xin cảm ơn mái tóc mềm của em, la seule et juste “madeleine”, một phối hợp, một song thuận huyền dịu, đã cho tôi một chút gì để nhớ, để yêu quý mãi, để nhớ mãi.
Lê Xuân Việt, Automne 2011