Mục lục | Cô và trường Taberd Cô Lê Thị Như |
...
Được tin em thông báo về hoạt động của Taberd.org, cô rất vui. Nhân ngày "sinh nhật của trang web" tròn 3 tuổi, cô mến chuyển đến lời chúc mừng tốt đẹp nhất với mong ước mọi điều thuận lợi cho các em trong nhóm điều hành.
Cám ơn các em đã thành lập nên trang web này. Nhờ nó cô đã được vài em học trò nhỏ ngày xưa của mình liên lạc. Cộ thật xúc động khi dọc được tin tức của các em. Cứ mỗi lần có được thông tin nào đó của một em là cô thấy thật vui, thật mừng. Đó là một ngày thật hạnh phúc đối với cô. Đâu tiên là được mail của Đặng Sĩ Bình, Nguyễn Hồng Hà, Hồng Bửu Châu, ... Cô lại thật vui nhận được thư của Võ Thanh Hoài và gia đình. Chính Hoài đã tác động cho cô một chuyến đi thăm nước Mỹ của Bình và cô đã được các em Taberd 76 tiếp đón thật chu đáo. Ơn trên đã ban cho cô nhiều may mắn để gặp các em. Cô cám ơn tất cả, cô thấy tràn đầy tinh thầy trò khi gặp lại nhau. Cô hy vọng là sẽ còn được thông tin nối tiếp của các cựu học sinh Taberd.
Cũng từ đây cô tìm thấy không khí trẻ trung của chính mình ngày xưa. Ngôi trường cổ kính vang danh của một nền giáo dục toàn diện văn - thể - mỹ, đã vun đắp, bồi dưỡng kiến thức làm hành trang cho học sinh khi vào đời. Cô nhớ đến ngôi trường, nơi cô đã có tháng năm dài đặt chân trên các lối đi quen thuộc, dưới những vòm cây xanh rì. Cô lại nhớ hành trang trước lớp, sát cạnh Bộ Nội Vụ trước kia. Lớp cô dạy là ba lớp cuối từ câu thang đi lên, phía đường Nguyễn Du nhìn vào. Ở đây cô thường gặp các Frères như Frère Désiré Lê Văn Nghiêm, Emmanuel Oai, ... đứng lại chuyện trò, cho cô những lời khuyên bổ ích hay những câu chuyện xen lẩn những bài học về đạo, về đời, ... Cô cũng thường đứng lặng lẽ nhìn xuống sân chơi, thấp thoáng bóng dáng các trò nhỏ chay nhảy, đuổi bắt, khom mình chơi bi, tạc đạn, ... hòa nhập với tiếng hét, reo hò, cổ vỏ, cười đùa rộn rã và cô cười theo. Cái hạnh phúc đơn giản của cô là từ những hình ảnh đấy.
Ngược dòng thời gian, cô nhớ những ngày đâu tiên vô vào trường, tạm đứng lớp dạy thay cho một người bạn. Từ trên bục giảng nhìn xuống lớp, những cái đầu loay quay, bày trò quậy phá vô tư, cười nói ầm ĩ. Cô thấy ù tai, ức nghen. Cô thấy chao đảo rồi bật khóc và bỏ lớp văn phòng Frère Giám Học (cô quên tên Frère rồi) trình bày và xin trả lại lớp ngay lập tức.
Không nói lời nào, Frère cầm chiếc roi dài cùng cô trở lại lớp. Vừa đi cô vừa run, sợ và lo lắng. Việc gì sẽ xảy ra? Cô thấy ân hận. Frère giúp cô ổn định lớp. Vậy là cô đã học được cách Frère "áp đảo tinh thần" học trò. Cô biết mình phải làm gì khi tình huống như trên lặp lại. Hết nhân nhượng, năn nỉ, hiền lành như trước, cô còn biết răn đe, uy hiếp nữa. Bài học của cô làm thế đấy và cũng là một kỷ niệm khó quên. Cô nghĩ chỉ là dạy tạm thôi, trong vài ngày rồi giả từ các em, trả lại lớp cho trường nhưng ngày tháng qua đi thật nhanh. Hè đến, cô được mời tiếp tục da.y năm sau và với nhiều Frère Giám Học kế tiếp (Germain Quý, Irénée Ninh, Thanh Trung, Léonce Nguyễn Thế Cường, Georges Lê Văn Lý và sau cùng là Bonaventure Nguyễn Văn Nghĩa), cô vẫn còn tiếp tục dạy đến niên học 1975-1976. Cô bị đổi qua dạy tại trường khác như các thầy cô đồng nghiệp khác. Cô cũng mang ơn các phụ huynh đã động viên tinh thần, kể cả viết thư giới thiêu cô đến dạy tại các trường trong trung tâm thành phố. Ngày lịch sử sang trang, tất cả đều thay đổi, thay đổi từ xã hội, cuộc sống, con người, nhưng cô vẫn còn cái may mắn không phải cuốn hút theo.
...