Taberd.org
 Mục lục
Chuyện về những cái tên
Nguyễn Thái Sơn

NGÀY XƯA:

Thường thì cái tên của một người do cha mẹ đặt, để kỷ niệm một ngày hay một sự kiện gì đấy. Và bọn hoc trò chúng tôi cũng thế, học chung với nhau nhiều năm có nhiều cái tên nghe rất lạ, không đụng hàng và rất dễ nhớ, có khi chỉ nghe gọi không thôi thì cũng có thể biết là quen hay không quen như: Châu Xiên Bàn, Châu Thiên Bửu, Nguyễn Thu Lao Động, Lê Như Quốc Khánh, Lưu Linh Lợi, Hồ Sĩ Thư Thiên, Hồ Tây Giang, Ái Chương, Lý Siêu Phàm, ... Tên dài thòng thì có Phạm Nguyễn Văn Anh Kiệt (biệt danh Tuấn tai heo vì cái tai nó to), Phan Lạng Tương Như mà có lúc gọi là Như Tương, có cái tên nửa Tây nửa Ta như Jean Ta Dzi, lại có cái tên nghe y như dân hồi giáo, dù chủ của nó là người Ấn Độ, đó là thằng Addoul Aziz đen như cục than và không có thằng thứ hai, cuối cùng là ông nội ... Nguyễn Văn Em, một cái tên gọi lên đầy vẻ gợi cảm giữa cái trường toàn nam này.

Và đặc biệt hơn nữa có cái tên vừa nghe, là đã nhớ và sợ vô cùng đó là ..... Trần Trọng An Phong.

NGÀY NAY:

Thế mà lại đúng, khi nghe những cái tên quen thuộc của cái ngày xa xưa ấy, nay lại thấy trên sân trường trang Taberd. Ọc, tôi không thể nào quên được. Chỉ khác là ngày xưa có những cái tên do người lớn đặt, rồi đi học có những cái biệt hiệu do bạn bè tặng: Sơn Mập, Củ Sâm, Lê Dương, Sơn Tây Lai, Tuấn tai heo, Sa Sứt, Khoa Cận, Sơn Harlem ... nghe có vẻ hiền lành làm sao, còn nay tất cả bọn tôi đã trưởng thành rồi, có người đã thành đạt với đủ mọi ngành nghề kể cả nghề thất nghiệp, học hành cũng đã đầy bụng, nên đầu óc quậy phá cũng cao siêu hơn ngày xưa. Cho nên ngoài những cái tên ngày xưa, nay anh em còn bị cho đeo thêm một lô một lốc, những cái biệt hiệu khác nữa dữ dội hơn.

Đầu tiên là những cái tên viết tắt, mà mỗi khi đọc lên nghe nó rất ấn tượng như: QH là Cu Hát, QK=Cu Ca, VQ=Vê Cu, QB =Cụ Bê, DT=Dê Te, DK=Dê Ca, NVE=Anh vê Em, NQV=ngắm cu vợ, NTL=nhỏ thích liếm. Tôi châm ngòi đặt cho anh em những cái tên, Lùng Qỉn (lùng:Long, Qỉn:lượn, lội), Hải dớ để chọc Võ Long Hải, cháu Tô Hoài (Tô:thố, thố hoài là thoái hồ, thoái:lui, hồ:chồn để chọc cụ C, rồi Minh Hà: là Minh Sông: Mông xinh, Việt Lòi, Chu Cọt .... vậy mà tôi cũng bị gọi lại với đủ biệt danh như: Sơn Mờ U, Sơn Su Mô, Sơn Ù, ...

Thôi thì đủ thứ tên nói lái, đọc lên vừa thanh vừa tục: Đặng lăng Nhu, Định Linh Tu, Sù Vớ, Chú Định, Rồng Lộn, Lộn cái Lời, Lộn Cái Lèo, Lồng Lộn, Rồng Lặn, Ngã Ba Ôn Lồm, Ngã Tư Tôn Làn, Tè Lưa, Cua Chu, Cá Đu, Cồn lận, Cai Dù ... Đến nỗi trong sân trường mấy ông thần ... mu phạm phải la trời, thì anh em mới xì - Tốp bớt, nhưng rồi cũng tìm cách vượt rào bằng cách chơi chữ mẫu tự, hay tạo ra mật mã rất thông manh để né tránh kiểm duyệt như: Chính FM, lại còn có tiếng Ý mới là hiện đại: Cazzo, hay những câu đọc lên sao mà giống mật mã trong truyện trinh thám: MKNH, SMRQN, lại còn có cả thơ với thẩn toàn mật mã mới ghê chứ:

Tôi viết như sau:

M K M H U Ơ

M K N H M R Q N

Và một đoạn văn không dấu để anh em muốn hiểu sao thì hiểu:

"Thien Dai con, cuc kho qua, ngay nao ba cung coi ao, ma cung coi quan ma cung khong đươc đu. Con em gai may dam ma van khong co thang đu".

Cuối cùng thì:

Gái quốc sắc mao cu Trai anh hùng cự bặc

Với một câu đố như sau:

Phòng Sản Duy Tồn Thạch Bất Truy (ngừa đẻ nay còn đá chẳng theo)

Hay đặt câu hỏi như của Phạm Đình Nguyên:

-Thích ở nhà, Tứ Lầu
-Thích ăn tục nói phét, Tứ lời
-Tư Lầu thích làm việc bằng tay.
-Tư Lù thích làm việc bằng mõm.

Đúng là những cái đầu càng phong phú theo thời đại, không còn là những cái tên đơn giản hiền hòa như ngày xưa nữa, nhưng đây cũng là những kỷ niệm kí ức về những cái tên trong sân trường, ngày xưa cũng như mãi về sau này của một thời để nhớ.

Có những cái tên mang đầy yêu thương, đầy ắp kỷ niệm của một giòng sông tuổi nhỏ, cái tên của con đường với nỗi nhớ dịu êm của một cuộc tình, và cũng có những cái tên trên sân trường ngày nào, nay nó khơi động lại cái không khí sân trường sau bao năm ngủ yên, chợt thức giấc. Những cái tên huyền thoại về một ngôi trường, về những bạn bè một thời của chúng tôi. Tôi yêu và nhớ những cái tên đó cho đến tận cuối của cái cõi tạm này.

Nguyễn Thái Sơn - tự Sơn Mập - Cali (tháng 6 năm 2010)