Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Tán về Bùi Giáng
  (1 trả lời)
  Next
# 8000
  14 tháng 07, 2015 20:37  Cặc Tui viết

Nhiều tác giả, mỗi tác giả cho ta một cảm giác đã đời khác, nhiều khi đọc A mình thấy "chết mất, viết như thế này thì mình chết mất, sao mà hay quá vậy, chắc là hay nhất", qua B cũng bổn cũ thành bổn mới, lại "chết mất...", tình yêu văn chương, thi ca, nghệ thuật cũng như yêu đàn bà, con gái, lúc nào cũng mới, cũng xung, lồn lạ lên liền.

Ở đây xin đá đít những anh táo bón, đạo đức giả, đạo đức dỏm đi chỗ khác.  Trong muôn vàn cái đức, kể cả "đây là mầu nhiệm đức tin", thì đức Dâm đứng hàng đầu, không có Dâm thì vạn vật tiêu ma, tiêu tùng, vạn vật mà tiêu tùng thì Thượng Đế, Chúa, Phật, Allah, Tề Thiên Đại Thánh ... cũng tiêu tùng luôn, vì vạn vật vì nhau mà có, un seul être vous manque et tout est dépeuplé.

Chính vì vạn vật vì nhau mà có nên cũng phải trân trọng những anh, chị, ông bà táo bón, nên bèn phải parce que, giáo sư Nguyễn Văn Trung  (http://namkyluctinh.org/a-vhbkhao/nvtrung/nvtrung-tieusu.pdf), trong cuốn Ca tụng thân xác viết "Thân xác là một thực tại mở thiết yếu hướng ngoại, nhiều cơ quan bộ phận của thân thể được cấu tạo để hướng ra bên ngoài đi tới người khác để tiếp nhận hay dâng hiến”, chính vì vậy chữ "cặc"  với âm trắc thể hiện sự xác định, xâm nhập, dũng mãnh của The Intruder, còn "lồn" với âm bằng êm ái,  là tiếp nhận hay dâng hiến, đã vậy còn thơm "thơm như múi mít" (ca depend). Dùng chữ này hay chữ khác, nhất là mấy chữ Hán Việt chỉ cặc, lồn làm nghèo đi ý nghĩa thuần tuý, nguyên thuỷ đẹp đẽ, tượng thanh, tượng hình của tiếng Việt.

Bùi Giáng một tay chịu chơi và tay chơi chữ nghĩa đùa nghịch với liên tồn, lồn tiên vì không có lồn tiên thì làm gì sự vật được liên tồn.

Đọc Bùi Giáng thích mà mệt; thích vì vui, vì anh chàng này đùa giỡn với mọi thứ, cuộc đời  vừa nghiêm trang, bao nhiêu u uẩn, u sầu... vừa là một trận cười của con khỉ già có tên là Tạo Hoá "Tạo Hoá gây chi cuộc hý truờng", vì con Tạo cà chớn đùa giỡn làm khổ bao nhiêu thứ thì "cớ sao buồn Kim, cớ sao sầu Kim";   mệt vì viết nhiều quá, đọc Bùi Giáng lõm chõm thì được, đọc một mạch thì điên mẹ nó đầu. Thôi thì lâu lâu nhón một miếng amuse-gueule, này nhé:

"Người Việt Nam có thể không đọc Nguyễn Du, nhưng không thể nào không đọc bài thơ kia của Hồ Dzếnh.

Bài “Lời Về” của ông riêng bốn câu cuối cũng đủ là một tuyệt tác cổ kim:

Vó ngựa từ ngày vỗ xuống Nam
Truông mòn đưa lối Hải Vân San
Áo nâu phai nhạt màu cây cỏ
Lá rụng hoa rơi đất nước Chàm

Một bài tứ tuyệt như thế đúng là một tặng vật của Đường Thi. Nhưng Đường Thi ghé xuống Việt Nam, Đường Thi đã nhảy một bước vô biên. Không còn Lý Bạch, Thôi Hiệu, Tô Đông Pha nào chạy kịp được nữa. " (làm Lý Hữu Phước thất nghiệp thơ)

Đúng là lời bình của một thi sĩ, extravagant mais juste.

Bùi Giáng dạy ta hoá thân để cảm nhận thơ: "Nếu đọc Vân Đài và Ngân Giang, phải nghĩ rằng đó là lời thơ của bà ngoại bà nội chúng ta, mới cảm thấy hay thấm thía – thì đọc Xuân Diệu, ắt nên nghĩ rằng đó là thơ của một thằng em. Sự tình tứ đó sẽ đổi hẳn tính cách".

Vừa ngông, vừa chân thành, vừa cà dỡn, vừa đúng ngay chóc "Đọc ông Nguyễn Du mãi cũng chán. Rồi từ Đường Thi, nhảy vọt qua Tây Phương, chạy tìm những Tượng Trưng, Siêu Thực, Siêu Thể, Siêu Hình, hơn hai mươi năm, kể cũng đà tới lúc ớn khắp linh hồn. Thơ Nguyễn Công Trứ là một con zéro. Thơ Cao Bá Quát là một con zéro rưỡi. Thơ theo thể Đường Luật của các ông Nho học uyên bác, toàn là rờ rẫm cóp nhặt Tàu, những bộ xương khô quái gỡ. Hàng vạn bài na ná giọng điệu giống nhau".

(mấy khúc trên copy từ http://dungtranho.blogspot.com/2010/07/bui-giang-thi-ca-tu-tuong-2.html).

Thôi tớ mệt tán rồi. Hẹn khi khác nghe.
# 8003
  14 tháng 07, 2015 22:53  Chú Thích viết,  
Viết xong rồi rét, rét vì nể anh em, sợ anh em phiền lòng, vì không phải ai cũng hiểu và cảm nhận như mình.  Nên phải giải thích thêm, như mang thêm ánh sáng thì bóng tối lui lại.

Tôi đọc cuốn Ca tụng thân xác của giáo sư Nguyễn Văn Trung khoảng năm 1969, 1970 gì đó. Lúc đó đang ở tỉnh nhỏ, hè thì về SàiGòn nghỉ hè. Nhà có mấy bà dì đang học Văn Khoa SàiGòn, nên lôi sách vở, giáo trình của mấy bà ra đọc sạch. Hoàn cảnh VN lúc đó thiếu và nghèo, nhất là về sách vở, tư tưởng nên ông NV Trung du học ở Pháp, Bỉ  viết cuốn Ca tụng thân xác đặt lại một số vấn đề về thân xác, chữ nghĩa, có nên gọi tránh "cứt" là "phân" v.v... hay không? Có nên gọi đúng các bộ phận sinh dục bằng thứ tiếng Việt chơn chất 100% hay không, gọi trại đi thì ăn cái giải gì, mất cái gì (đọc lâu quá nên chỉ còn ấn tượng, ráng tìm trên Web mà chưa ra) ... gây một chấn động trong trí thức, sinh viên, nhất là hoàn cảnh VN vừa ra khỏi Pháp thuộc, nhưng lễ giáo VN, cách ăn nói VN còn rất mạnh, công dung ngôn hạnh vẫn là nề nếp.

Đọc xong, thấy lý lẽ khá thuyết phục, nên không còn dị ứng với những chữ lồn, cặc, cứt... nữa. (Chưa kiểm chứng lại được, nhưng giáo sư Trung hình như có lúc làm khoa trưởng ĐH Văn Khoa Sài Gòn), nên mình chỉ có thể đồng ý hay bất đồng với ông nhưng không thể nói là ông viết nhảm nhí, bá láp được.