Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcVăn thơ
Chủ đềNGƯỜI ĐƯA ĐÒ NĂM ẤY (1)
04 tháng 12, 2013 21:35   Nguyễn Anh Tuấn viết:
Tuấn sưu tập được bài viết này, xin gửi anh em.

Anh Tuấn

NGƯỜI ĐƯA ĐÒ… NĂM ẤY

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ…

Thế là một năm rưỡi đã trôi qua kể từ ngày con rời xa Huế, tạm biệt thầy. Một năm rưỡi với bao nỗi niềm của một người trẻ trong những ngày đầu bước vào đời lập nghiệp. Nhưng bóng hình và lời giảng ân cần của thầy không hề phai nhòa trong tâm trí. Thầy là người con của vùng sông nước miền Tây. Dáng hình bé nhỏ bên ngoài dường như tương phản với tài năng và trí tuệ đáng ngưỡng mộ. Một ông giáo đơn sơ, khiêm nhường, thân thiện và đa tài ! “Con gái” thấy thật hạnh phúc và cảm nghiệm được cái “duyên” kì ngộ mà mình được nhận. Yêu làm sao vóc dáng ấy, tính cách ấy và cái giọng lơ lớ dễ thương đến lạ…

Xóm trọ tôi đối diện với nhà thầy. Mỗi ngày, tôi vẫn thấy người bạn thân của thầy là chiếc xe đạp cũ màu bạc cần mẫn từng nhịp rảo khắp thành phố Huế. Cái dáng thầy nhìn khắc khổ lắm nhưng sao chứa đựng một sự bình an, nhẹ nhàng tuyệt vời toát lên từ khuôn mặt mà những người khác, giữa dòng đời vội vã đã vô tình đánh mất. Hôm thì thầy đem về những tập giấy màu đủ loại, hôm thì những mảnh vải voan và kẽm nhỏ, có hôm tôi lại thấy bút giấy để viết thư pháp và mấy cây quạt…

Tất cả khiến tôi tò mò. Thầy là ai ? Thầy dạy môn học gì ? Tôi vẫn không biết. Chỉ thấy học trò của thầy không phải là một lớp học nhộn nhịp, chật chội như bao lớp học tại gia khác. Từng tốp khoảng dưới 10 người hợp thành một lớp, tốp này ra, tốp khác lại vào. Cứ thế, nhà thầy nhộn nhịp đón khách suốt ngày, từ sáng cho tới mãi 8 giờ đêm. ( Ảnh chân dung Thánh Jean de Lasalle, Thánh Tổ lập Dòng các Sư Huynh ).

 Không chờ đợi thêm nữa, tôi lén đứng ngoài cổng, thập thò ngó ngó nghiêng nghiêng vào sân nhà thầy. Nó nằm hơi sâu so với cổng nên tôi khó nhìn thấy. Thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng cười đùa vui vẻ của mấy anh chị đến từ khắp vùng miền. À, đây là cái giọng Nghệ An của con bạn “nhà choa” mà ngày nào mình cũng chọc. Rồi cái giọng “mìn” chứ không phải “mình” của đứa bạn “Quảng Tờ Rị”, lại thêm cụm từ “có chi mô na” của cô nàng người Huế. Còn nữa, đặc sệt vùng “láp xe độp” Quảng Nam, lúc đầu nghe dễ thương mà quen rồi lại thấy… hơi nặng. Ấn tượng nhất với tôi là giọng nhẹ nhàng của anh chàng người Bắc, nghe mà mê. Tất nhiên, dù giọng vùng miền nào vẫn không thể lẫn lộn được với thầy. Nhỏ, nhẹ nhưng lại có sức nặng trong mỗi từ, vang xa khắp căn nhà, một chất giọng thật đặc biệt, hiếm thấy. Tôi kết thầy ở cái giọng và khuôn mặt an bình.

Đang mải nhìn vào sân thì giọng nói ấy vang lên:

- Con làm gì ở ngoài cổng vậy ? Con muốn vào học với các anh chị không ?

Tôi giật mình nhưng không run. Ánh mắt âu yếm và nụ cười hiền từ của người đối diện đã giúp tôi có được bình tĩnh.

- Dạ, em… em… con muốn ạ !

Cũng không hiểu sao lúc đó tôi lại xưng con với thầy. Mười mấy năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi vẫn xưng “em” – “thầy” chứ không bao giờ xưng “con”. Chắc đây là lần đầu tiên tôi xưng hô như thế với một người thầy.

Cuộc sống sinh viên của tôi cũng như bao bạn trẻ khác. Ngày đi tới giảng đường, tối về học bài, thỉnh thoảng uống cà phê hay dạo chơi với bạn bè. Để thêm thú vị, tôi đi dạy gia sư cho một em lớp 7, mỗi tuần hai buổi. Nhưng kể từ ngày chính thức trở thành học trò của thầy, cuộc sống ấy bị “đảo lộn” hoàn toàn. Không còn những giây phút tôi chán ngán vì chẳng biết làm gì. Thay vào đó, tôi thấy thời gian sao mà ít ỏi và ngày nhanh tàn đến vậy. Những giờ học, những buổi sinh hoạt sinh viên, cuộc gặp gỡ nói chuyện thân tình, những giờ ngoại khóa thú vị hay những mùa hè yêu thương… Tất cả, dưới sự dẫn dắt của thầy, biến đổi tôi thành một con người mới: năng động, nhiệt tình và biết sống vị tha hơn. Tôi càng yêu thêm nghiệp giáo viên mà mình đang theo đuổi. Tôi cũng muốn được như thầy: được đứng trên bục giảng, dạy các em nhỏ những kiến thức bổ ích, đưa các em tới những chân trời mới đầy khát vọng và hoài bão.

Tôi bắt đầu làm quen với những anh chị là học sinh của thầy. Ai cũng niềm nở, vui vẻ chào đón tôi như cô “em út” trong gia đình. Cảm giác này tôi dường như đã mất trong một năm qua. Tôi được cưng hơn các anh chị khác bởi tôi bé nhất, lại ở bên nhà thầy, lợi thế này không ai có được. Mỗi lúc học về, tôi chạy qua chào thầy như cái thời thơ ấu ở nhà. Lâu lâu thành thói quen, không làm thấy thiếu thiếu. Đôi khi chỉ cần chạy qua, mỉm cười, “con chào thầy” rồi về phòng. Vậy thôi mà tôi cũng vui và hạnh phúc lắm rồi. Thật kì lạ !

Nhưng cái bỡ ngỡ tôi vẫn chưa kể. Lớp học của thầy quả thật có một không hai. Mỗi chiếc bàn lớn chính là góc học tập của mỗi tốp mà tôi vẫn thường nhìn thấy. Sân khá rộng nên sắp xếp được nhiều bàn. Bàn đựng vải voan và kẽm, sáp… giành cho lớp làm hoa và búp bê mặc váy Voan. Cái một bên chứa bút, giấy cho lớp thư pháp. Bàn trong cùng là nơi làm những chú rối nhỏ, ngộ nghĩnh. Phía góc gần phòng thầy là nơi để kết cườm. Những chú chó, chú heo, gấu trúc hay chiếc vòng đeo tay đủ màu và đủ kiểu đã thành sản phẩm dưới đôi tay khéo léo của thầy. Vẫn chưa hết, thầy còn dạy thêm tiếng Pháp, đàn ghita và kĩ năng để chúng tôi sinh hoạt trước đám đông. Thầy cũng chính là người đã hướng dẫn tận tình cho tôi biết soạn giáo án điện tử. Nơi thầy, tôi còn học được cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống và nhất là cách làm việc kĩ lưỡng, chu đáo dù là việc nhỏ nhất. Tôi ngạc nhiên đến nghi ngờ về tài năng của thầy. Cái dáng hình nhỏ bé ấy sao chứa đựng nổi kho tàng kiến thức tuyệt vời như thế ?

Điều tôi nể trọng thầy không chỉ là tài năng mà còn về phẩm chất đạo đức. Mỗi ngày tôi học thêm kiến thức cũng đồng nghĩa tôi tích lũy thêm một bài học nhân bản. Thầy nói thầy thương tôi bởi tôi có ý hướng và lí tưởng như thầy: làm giáo viên để phục vụ các em học sinh. Nhưng nếu ai không xác định đúng mục đích thì đôi lúc sẽ thấy nó bạc bẽo và nhàm chán. Nghề giáo thực sự không đơn giản như người ta nghĩ. Ông lái đò đưa bao lượt khách qua sông bình an mà không hề tính toán người ta ném trả cho mình cái nhìn như thế nào. Ông chỉ biết mỉm cười, dìu dắt thế hệ này rồi thế hệ khác.

HOA HỒNG NHỎ, www.lamhong.org

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết