Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Bài viết Tháng:
10-2012
  Tổng số bài: 68
Trang: 1 / 4       Qua trang:  
# 4989
  02 tháng 10, 2012 14:09   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
Chủ đề:

Con hơn cha nhà có phúc

Con thua cha như chỉ trúc treo mành

Chỉ treo mành đong đanh gió thổi

Con hõng rồi đổ lổi tại cha

       Trăm năm trong cõi người ta

       Phước là số phận sức người do ta

       Đó là biết người biết ta

       Chớ nên nhàn rổi đó là biết khôn

            Học từ những chữ ngụ ngôn

            Người trước đi trước chỉ khôn cho mình

            Học từ lối sống văn minh

            Nhưng không từ bỏ chổ mình dựa thân

                   Cha mình kính cựu nghinh tân

                   Thì mình cũng biết lấy nhân làm đầu

                   Lễ, nghĩa, nhân, trí là câu

                   Nằm trong tiềm thức ngõ hầu hơn cha.

# 4990
  02 tháng 10, 2012 14:19   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
Chủ đề:

Con hơn cha nhà có phúc

Con thua cha thì chui "rúc" trăm bề

Nói chi tới chuyện cặp kê

Ai mà thèm lấy anh "hề" lăng nhăng

      Nói gì đến chuyện "môn đăng"

      Trên răng dưới "rắn" ai mà thèm cho

      Nói gì đến chuyện "thơm tho"

      Thua cha thì có nước "mò" tôm cua

           Chuyện đời có lúc hơn thua

           Mà mình chuẫn bị đi "thua" cho rồi

           Ôi thôi là cũng tại tôi

           Không ai đưa "của" lấy chi làm "mồi"

                 Than trời trách phận hỡi ôi!

                 Không ai đưa lối dẫn tôi làm giàu

                 Làm gì có chuyện này đâu

                 Tại tôi luôn tưỡng từ đầu hơn cha.

# 4991
  03 tháng 10, 2012 02:07   Thông báo - Nguyen Pham trả lời:
Chủ đề:

Hahaha,

Bảo ơi là Bảo, làm cái gì mà cứ lấy cây viết chì chỉa chỉa vào mặt Đại sư vậy?

Cụ M thì cho ngồi lên ngực P.H, còn Đại sư thì cứ bị... chỉa ????

 

Nguyên

# 4992
  03 tháng 10, 2012 17:35   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
Chủ đề:

Gái một con trông mòn con mắt

Gái nhiều con thì thắc mắc đủ điều

Trai thả diều gái liều khiều đứng đợi

Gái tuổi hợi thì trai là tuổi thân

Trai nặng cân gái không cần nặng

Gái bồ nhí trai ngậm phải bồ hòn

Trai tơ non gái không cần giở nón

Gái đứng đón trai đứng đợi...bùng binh

Trai làm thinh gái làm cho bận rộn

Gái lộn xộn trai bận rộn bỏ đi

Trai đa nghi gái thị uy ...hỗng nổi

Gái giận dổi trai ra nổi chịu chơi

Trai hết hơi gái bắt đầu làm tới

Gái chới với trai trổ tài cường dương

Trai hết thương gái cũng sẻ hết đường

        Hỏi em Tường em có nhường không vậy

        Hỏi anh Bậy thì mới thấy mình ngu

        Hỏi em Lu em chớ nên lù khù

        Hỏi anh đang đứng rủ ngoài mưa

        Hỏi chị Bựa..................

.........xin khỏi đọc phần sau...vì không có hì!hì. Chúc các bạn và gia đình một cuối tuần vui vẻ.

# 4993
  04 tháng 10, 2012 22:04   Âm nhạc - Nguyễn Quốc Bảo viết:
Chủ đề:

This has to be the world's most complex and magnificent music box ever!
This is so interesting to watch……and listen to!

Imagine the job of tuning this thing. Or programming it!

<http://www.youtube.com/embed/XlyCLbt3Thk?rel=0>http://www.youtube.com/embed/XlyCLbt3Thk?rel=0

INCREDIBLE!!
# 4994
  05 tháng 10, 2012 22:52   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
Chủ đề:



Một nhà văn hay một nghệ sĩ nói chung, ngoài thiên phú sáng tạo và khả năng tri thức, còn phải nhờ vào kinh nghiệm sống và môi trường sống để hoàn thành một tác phẩm. Trường hợp của Hồ Biểu Chánh là biểu tượng rõ rệt của nhận định nầy bởi lẽ cuộc đời của ông và những vùng đất mà ông đã sống trong thời niên thiếu (Gò Công), thời ông đi học (MỹTho, Saigon) và thời làm việc (các tình miền Hậu Giang, Saigon) là những chất liệu quan trọng cấu thành các tác phẩm của ông. Trong viễn tựợng ấy, trước khi đề cập đến văn nghiệp của HBC, tưởng nên biết qua về thân thế của tác giả.
  • Thân thế Hồ Biểu Chánh
Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Biểu Chánh, bút hiệu là Thứ Tiên (thường ký trong các bài thơ), sinh ngày 1-10-1885 (năm Ất Dậu) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công, trong một gia đình nghèo, đông con ( ông là người con thứ năm trong 12 người).
Trong tập ký ức, viết ngày 24/12/1957, tại Phú Nhuận, bản đánh máy, nhan đề « Đời của tôi về văn nghệ», Hồ Biểu Chánh đã viết về thời niên thiếu của ông như sau: Từ 8 đến 12 tuổi, học nhấp nhem chữ Nho với thầy giáo dạy trong làng. Đến 13 tuổi, nhờ cha mẹ dời về ở chợ Giồng Ông Huê, mới bắt đầu học Quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi, rồi xuống trường tỉnh Gò Công học tiếp 3 năm thi đậu học bổng. Được vào trường trung học Mỹ Tho học 2 năm (1902 và 1903) rồi được lên trường trung học Chasseloup-Laubat ở Sàigòn học thêm 2 năm nữa. Cuối năm 1905 thi đậu bằng Thành Chung .
Cuộc đời cơ cực của ông thời niên thiếu đã khiến ông thấu hiểu nỗi thống khổ của người nghèo, do đó trong tiểu thuyết của ông, ông viết nhiều về giới nông dân, thợ thuyền, nói chung những người cùng cố trong xã hôi. Hãy nghe ông tự thuật đời ông trong Lời di chúc (bản đánh máy do ông Hồ Văn Kỳ Trân, trưởng nam sao lại, Nguyễn Khuê, tr. 20) :
Còn hai bữa nữa tới ngày ta phải đi, mẹ ta than hết tiền, cha ta mới đi kiếm người đặng mượn tiền cho ta đi. Ta lo quá, sợ không đi được. Bữa chót, đến tối mà cũng không thấy cha ta về. Ta than nếu có một đồng bạc thì đủ cho ta đi. Mẹ ta khuyên ta đừng lo…Thiệt khuya, mẹ ta gói một cặp áo hàng, đi bộ với ta xuống chợ mà cầm. Chủ tiệm chịu cầm ba đồng. Mẹ ta xếp giấy bỏ vô túi, còn bạc thì đưa hết cho ta. Ta lấy hai đồng mà thôi. Mẹ ta không chịu, ép phải lấy hết, rồi đưa ta xuống tàu. Lúc tàu mở dây mà chạy, ta đứng ngó mẹ ta trên cầu tàu, ta chảy nước mắt…
Nếu chúng ta xúc động khi đọc những lời tự thuật chân tình nầy thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ không ngăn được giọt lệ thương cảm cho những cảnh đời ngang trái trong nhiều tiểu thuyết của ông.
Sau khi thi đậu Thành Chung, ông định xin làm giáo viên, nhưng theo lời khuyên của một ông thầy cũ, ông đi thi Ký Lục. Năm 1906, ông đậu ký lục và được bổ nhiệm làm việc ở dinh Thượng Thơ Saigon. Cuộc đời hoạn lộ của ông bắt đầu từ đây, nhưng lúc nào ông cũng giữ tư cách thanh cao, chính trực, đời sống thật khiêm túc.
Trong di chúc ông viết :
Tuy là tay sai của quan Pháp, song nếu mình cứ lấy lòng siêng năng ngay thẳng mà làm việc, đừng a dua, đừng bợ đỡ, phải thì ở, không phải thì đi, nói oan dám giận, nói bậy dám cãi, thì phận mình khỏi hổ, mà thiên hạ lại được nhờ nữa (Nguyễn Khuê, t. 22)
Ông Bằng Giang, một văn hữu của Hồ Biểu Chánh đã mô tả ngôi nhà của HBC ở Vĩnh Hội hồi năm 1943 như sau lúc HBC đã là ông Đốc Phủ sứ :
Căn nhà ở góc đường Nguyễn Khoái -Tôn Thất Thuyết (đường Tôn Thất Thuyết chạy dọc theo Kinh Đôi trước năm 1945 là nơi đổ rát của địa phương Saigon-Chợ Lớn) lúc bấy giờ thật hẻo lánh. Ít ai ngờ được rằng đó là một căn nhà nhỏ vách ván, không điện, không nước. Đêm xuống, cả một vùng chìm trong bóng tối như ở giữa thôn quê. Gian nhà phía trước hẹp, có kê một cái bàn, nơi ông làm việc, tiếp khách, không có trang hoàng chi hết… (Hồ Biểu Chánh : người mở đường …., tr.107)
Năm 1911, Thống đốc Nam Kỳ nghi ông có liên lạc với nhóm Gilbert Trần Chánh Chiếu, chống Pháp nên đổi ông xuống Bạc Liêu. Được 9 tháng, ông tình nguyện đi Cà Mau thay cho một đồng liêu có con còn nhỏ, sợ xuống Cà Mau bị muỗi mòng, nước độc, tuy rằng lúc đó ông cũng vừa có đứa con đầu lòng mới 1 tuổi (là Hồ Văn Kỳ Trân, gởi lại cho nhạc mẫu nuôi). Năm sau ông lại đổi đi Long Xuyên (1913) và tại đây ông cùng với một số bạn bè trong hội Khuyến Học thành lập tờ Đại Việt Tạp Chí (tờ báo chỉ phát hành được 13 số thì đình bản). Năm 1918, ông được đổi về Gia định.
Năm 1921, ông thi đậu Tri huyện và năm 1927 được thăng tri phủ. Từ đây, ông được xem như công chức cao cấp, được cử làm chủ quận Càng Long (1927), Ô Môn (1932). Năm 1934, vì bất đồng ý kiến với viên chủ tỉnh, ông bị đổi đi Phụng Hiệp (1934). Năm
1936 ( lúc ông 51 tuổi), ông được thăng Đốc phủ sứ.
Tháng 6 năm nầy (1936), ông đã làm việc được 30 năm nên ông xin hồi hưu, nhưng chính phủ Pháp viện lẽ thiếu người nên lưu dụng ông đến tháng 6 năm 1941. Nhưng chỉ hai tháng sau, ngày 4-8-1941, ông được cử làm nghị viên Hội Đồng Liên Bang Đông Dương, rồi nghị viên Hội đồng thành phố Saigon kiêm Phó Đốc Lý. Trong thời gian nầy, ông còn làm giám đốc cho hai tờ báo là Nam Kỳ Tuần Báo Đại Việt Tạp Chí (bộ mới). Năm 1946, khi ông Nguyễn Văn Thinh lập chánh phủ «Nam Kỳ tự trị» ông có làm đổng lý văn phòng, nhưng đến cuối năm, khi Nguyễn Văn Thinh tự tử, ông mới thực sự từ giả chính trường để vừa an hưởng tuổi già, vửa viết văn cho đến lúc tạ thế ngày 4-
11-1958 tại tư thất ở Phú Nhuận, hưởng thọ 74 tuổi.
Hồ Biểu Chánh có 8 người con trong số có nhiều người tham chánh.
- Hồ Văn Kỳ Trân : sinh năm 1911 ở Chợ Lớn, giáo sư, dân biểu thời Đệ nhất Cộng Hòa, mất năm 1981 ở Austin, Texas.
- Hồ Văn Ngọc Ưỡng (bà) : sinh năm 1912 ở Cà Mau, mất năm 2004 ở VN.
- Hồ Văn Minh Cảnh : sinh năm 1914 ở Long Xuyên , mất ở VN
- Hồ Văn Vân Anh (bà) : sinh năm 1914 ở Long Xuyên, hiện còn sống ở VN.
- Hồ Thị Sương : sinh năm 1922 ở ChợLớn, mất năm 1955 ở VN.
- Hồ văn Di Thuấn, sinh năm 1928 ở Trà Vinh, mất năm 1994 ở Cali.
- Hồ Văn Di Hinh, sinh năm 1928 ở Trà vinh, tổng Trưởng Thanh Niên, Thị Trưởng ĐàLạt, mất năm 2002 tại Pháp.
- Hồ Văn Ứng Kiệt, sinh năm 1934, phi công tử nạn năm 1964.
Nếu phải kể thêm người con thứ 9 là bà Hồ Văn Madeleine (chị của Hồ Văn Ứng Kiệt), chết lúc mới sanh.
# 4995
  05 tháng 10, 2012 23:04   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
Chủ đề:

  • Văn nghiệp
  • Hồ Biểu Chánh bắt đầu viết văn từ năm 1906, cùng lúc với nghề công chức, nhưng ông đã sống với nghiệp văn đến hơi thở cuối cùng. Nếu nghề công chức là một phương tiện sinh sống thì viết văn, đối với Hồ Biểu Chánh là một đam mê và một sứ mạng «văn dĩ tải đạo» . Ông nói : Viết văn để cho người mình đọc chuyện xảy ra ờ nước mình bằng chữ nước mình.
    Những năm cuối cùng ông có bịnh đau tim và ông rất yếu.
    Ông Hồ Văn Kỳ Trân, người con trưởng của ông kể lại :
    «Bệnh đã càng ngày càng thêm mà ba tôi không chịu nghỉ viết. Thầy thuốc cấm. Ba tôi vẫn viết. Con cháu năn nỉ lắm thì ba tôi chỉ nghỉ vài ngày rồi viết nữa và bảo rằng :« Ba còn viết được thì cứ để cho ba viết. Ba không viết được thì lòng thấy bứt rứt, người thấy khó chịu hơn. Có viết được lòng mới thấy yên ổn, người mới thấy thư thả dễ chịu. Viết là một phương thuốc, là một cách trị bịnh cho ba đó» ….Cách đó ít bữa thì ba tôi từ trần. Trên bàn viết còn để lại bản thảo một tác phẩm viết dở» ( Quyển Hy Sinh).(Thụy Khuê RFA)
    Sau nửa thế kỷ sáng tác, ông để lại cho hậu thế một văn nghiệp đồ sộ với 131 tác phẩm đủ các thể loại như truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, dịch thuật…liệt kê như sau :
    - 64 tiểu thuyết
    - 8 đoản thiên
    - 4 truyện ngắn
    - 2 truyện dịch (1 dịch sách Tàu :Tân soạn cổ tích và 1 dịch vở kịch Pháp : Lửa ngưng thình lình )
    - 12 tuồng hát (5 hài kịch, 4 hát bội, 3 cải lương)
    - 5 tập thơ và truyện thơ (truyện U Tình Lục thể lục bát gồm 1790 câu)
    - 8 tập ký
    - 28 tập khảo cứu và phê bình.
    Nhưng những tác phẩm thuộc các thể loại kể trên ít ai biết đến mà người dân cũng ít biết đến tên ông đốc phủ sứ Hồ Văn Trung. Người ta chỉ biết tên nhà văn Hồ Biểu Chánh với một thể loại duy nhất, đó là tiểu thuyết.
    Nhiều tiểu thuyết của ông được độc giả yêu mến từ lúc mới xuất bản cho đến ngày nay và đã có ít nhất 10 tiểu thuyết nổi tiếng được dựng thành phim như:
    Ngọn cỏ gió đùa, Cay đắng mùi đời, Nợ đời, Con nhà nghèo, Chúa tàu Kim Quy,
    Đại nghĩa diệt thân, Tân phong nữ sĩ, Tại tôi, Khóc thầm. Bộ phim mới nhất là Tình Án dựa vào truyện Cư Kỉnh.
    Danh sách tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh theo thứ tự thời gian, nơi sáng tác và nhà xuất bản
    64 tiểu thuyết, 8 đoản thiên (chữ in nghiêng)
    S Tiểu thuyết / Đoản thiên (nơi viết, năm viết) Nhà xuất bản, năm xuất bản
    1
    Ai làm được (Cà Mau 1912) - Xưa Nay,1926,1931
    - Mai Hương, 1958 (tái bản lần 4)
    2
    Cay đắng mùi đời (Sài Gòn,1923) - Khời đăng trên Đông Pháp thời báo
    từ 4/7/1923 – 21/12/1923
    - Xưa Nay, 1923,1928
    - Tấn Phát,1952, in lần thứ 9 năm
    1961
    3
    Chúa tàu Kim Quy (Sài Gòn ,1923) -Khởi đăng trên Công Luận báo từ
    4/8/1922 – 30/3/1923
    - Imprimerie de l’Union,1926
    - Lửa Hồng, 1957
    4
    Một chữ tình (Sài Gòn, 1923)
    5
    Tình mộng (Sài Gòn , 1923) -Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn,1931
    -Đức Lưu Phương, 1938
    - Phương Nam, 1952
    6
    Nam cực tinh huy (Sài Gòn , 1924) - Đức Lưu Phương, 1924, 1931
    7
    Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn , 1925) - Khởi đăng trên Đông Pháp Thời Báo
    từ 3/5/1926 đến 24/11/1926
    - Xưa Nay, 1928
    - Phan Yên, 1953
    8
    Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn , 1925) - Imp. De l’Union, 1926, 1929
    9
    Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn , 1926) - Khởi đăng trên Đông Pháp Thời Báo
    từ 26/11/1926 – 28/2/1927
    - Nguyễn Khắc, 1930
    - Tấn Phát, 1953 và tái bản nhiều lần
    10
    Thầy Thông ngôn (Sài Gòn ,1926) - Imp. De l’Union, 1927
    - Bốn Phương, 1953
    11
    Chút phận linh đinh (Càng Long ,1928) - Nguyễn Khắc, 1928
    - Lửa Hồng, 1956
    12
    Kẻ làm người chịu (Càng Long , 1928) - Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, 1931
    - Tín Đức Thư Xã, 1929
    13
    Cha con nghĩa nặng (Càng Long, 1929) - Khởi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn từ
    30/10/1929 -13/2/1930
    - Đức Lưu Phương, 1938
    - Tấn Phát, 1953 và tái bản nhiều lần
    14
    Khóc thầm (Càn Long , 1929) - Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn từ
    3//4/11930 đến 14/8/1930
    - Imp. De l’Union, 1935
    - Bốn Phương, 1953
    15
    Người vợ hiền (1929) ?
    # 4996
      05 tháng 10, 2012 23:16   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

    16
    Vì nghĩa vì tình (Càng Long , 1929) -Khởi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn só 1 đến số 22(1929)
    - Tín Đức Thư Xã, 1929
    - Lửa Hồng, 1957
    17
    Con nhà nghèo (Càng Long -,1930) - Đức Lưu Phương, 1930
    - Phan Yên, 1954
    18
    Nặng gánh cang thường (Càng Long -1930) -Tấn Phát, 1953
    19
    Con nhà giàu (Càng Long ,1931) -Khởi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn từ
    số 85 đến số 144 (1931-1932)
    20
    Cười gượng (Sài Gòn ,1935) - Đức Lưu Phương, 1937
    21
    Dây oan (Sài Gòn , 1935) - Song Kiên, 1950
    22
    Lòng dạ đàn bà (1935) * - Song Kiên, 1960
    23
    Một đời tài sắc (Sài Gòn , 1935) - Lửa Hồng, 1957
    24
    Ở theo thời (Sài Gòn , 1935) - Đăng trên Tiểu Thuyết Nam Kỳ từ số
    2 (1935)
    - Đức Lưu Phương 1938
    25
    Ông Cử (Sài Gòn , 1935) - Đức Lưu Phương, 1939
    - Sông Kiên, 1960
    26
    Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn ,1935) - Đức Lưu Phương, 1937
    27
    Đoá hoa tàn (Vinh Hội , 1936) - Đức Lưu Phương, 1937
    - Tấn Phát, 1952
    28
    Nợ đời (Vĩnh Hội , 1936) - Đức Lưu Phương, 1936
    - Tấn Phát, 1952
    29
    Lạc đường ( Vinh Hội ,1937) - Đức Lưu Phương, 1937
    - Phương Nam, 1953
    30
    Tân Phong nữ sĩ (Vinh Hội , 1937) - Đức Lưu Phương, 1938
    31
    Từ hôn (Vinh Hội – 1937) - Đức Lưu Phương, 1938
    32
    Bỏ chồng (Vinh Hội , 1938) - Lưu -Đức Phương, 1939
    - Mai Hương, 1958
    33
    Bỏ vợ (Vinh Hội , 1938) - Lửa Hồng, 1957
    34
    Lời thề trước miễu (Vinh Hội , 1938) - Lửa Hồng, 1961
    35
    Người thất chí (Vinh Hội ,1938) - Sông Kiên, 1961
    36
    Tại tôi (Vinh Hội , 1938) - Đức Lưu Phương, 1939
    - Phan Yên, 1953
    37
    Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939) - Tấn Phát, 1956
    38
    Tìm đường (Vinh Hội – 1939)
    39
    Đoạn tình ( Vĩnh Hội -1940) - Phương Nam, 1953
    40
    Ái tình miếu ( Vinh Hội , 1941)
    # 4997
      05 tháng 10, 2012 23:21   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

    41
    Cư Kỉnh (Vĩnh Hội , 1941) - Thạch Thị Mậu, 1942
    42
    Ý và tình (Vinh Hội , 1938 – 1942) - Lửa Hồng, 1957
    43
    Mẹ ghẻ con ghẻ (Vinh Hội , 1943) - Sông Kiên, 1960-1961
    44
    Chị Hai tôi (1944)
    45
    Hai Thà cưới vợ (1944)
    46
    Một đóa hoa rừng (1944)
    47
    Ngập ngừng (1944)
    48
    Thầy Chung trúng số (1944) - Lửa Hồng, 1961
    49
    Bức thơ hối hận (Gò Công , 1953) - Lửa Hồng, 1957
    50
    Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công , 1953)
    51
    Đỗ Nương Nương báo oán (SG,1954) - Sông Kiên, 1961
    52
    Nặng bầu ân oán (Gò Công , 1954)
    53
    Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn , 1955)
    54
    Hai chồng (Sài Gòn ,1955)
    55
    Hai vợ (Sài Gòn ,1955)
    56
    Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn , 1955)
    57
    Tơ hồng vương vấn (1955) - Mai Hương, 1959
    58
    Một duyên hai nợ (Sài Gòn , 1956)
    59
    Những điều nghe thấy (Sài Gòn , 1956)
    60
    Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn , 1956)
    61
    Trả nợ cho cha (Sài Gòn , 1956)
    62
    Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957) - Thùy Dương Trang, 1959
    63
    Chị Đào, Chị Lý (Càng Long , 1957)
    64
    Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (VH, 1957)
    65
    Hạnh phúc lối nào (Sài Gòn , 1957)
    66
    Nợ tình (Vĩnh Hội , 1957)
    67
    Nợ trái oan (Vĩnh Hội , 1957)
    68
    Sống thác vì tình (Vĩnh Hội – 1957) - Lạc Hồng, 1968
    69
    Tắt lửa lòng (Vĩnh Hội – 1957)
    70
    Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
    71
    Lẫy lừng hào khí (Vĩnh Hội – 1958)
    72
    Hy sinh (viết dang dở) 1958
    Sau 1975, một số tác phẩm chưa xuất bản hay đã xuất bản được nhà Xuất Bản Tổng
    hợp Tiền Giang và nhà xuất bản Trẻ xuất bản hay tái bản nhiều lần.
    Ngoài 64 tiểu thuyết và 8 đoản thiên kể trên, nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác như truyện ngắn, thơ, tuồng hát chưa xuất bản (trừ U Tình Lục ,Tân soạn cổ tích, Vậy mới phải )
    # 4998
      05 tháng 10, 2012 23:29   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

    Điều cần biết về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là trong số 64 tiểu thuyết, có 12 quyển ông cảm tác hay phóng tác từ tiểu thuyết của Pháp.
    Về chuyện phóng tác ông cho biết:
    Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp văn, hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn VN…Tuy tôi nói phỏng theo, song kỳ thiệt tôi lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi lật ngược đại ý, làm cho cốt truyện trái hẳn, tâm lý khác xa với truyện Pháp (Hồ Biểu Chánh. Đời của tôi về văn nghệ).
    Thực ra, nếu ông không nói ra điều nầy, không ai biết đến tác phẩm mà ông đã cảm tác hay phóng tác. Sự thành thật của ông phải nói là hiếm hoi trong văn giới.
    Những tiểu thuyết mà ông cảm tác hay phóng tác do chính ông ghi lại có 12 quyển tựa như sau :
    - Chúa tàu Kim Quy : cảm tác từ Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas
    - Cay đắng mùi đời : từ Sans famille của Hector Malot
    - Chút phận linh đinh : từ En famille của Hector Malot
    - Ngọn cỏ gió đùa : từ Les Misérables của Victor Hugo
    - Thầy thông ngôn: từ Les amours d’Estève của André Theuriet
    - Kẻ làm người chịu : từ Les deux gosses của Pierre Decourselle
    - Cha con nghĩa nặng : từ Le calvaire của Pierre Decourselle
    - Vì nghĩa vì tình : từ Fanfan et Claudinet của Pierre Decourselle
    - Ở theo thời : từ vở kịch Topaze của Marcel Pagnol
    - Đóa hoa tàn : Le Rosaire của Octave Mirbeau
    - Ông Cử : L’artiste, ông không ghi tên tác giả
    - Người thất chí : từ Crimes et châtiment của Fédor Dostoievski
    Nhà biên khảo văn học Thanh Lãng cho là quyển tiểu thuyết đầu tiên Ai làm được, viết năm 1912 ở Cà Mau là mô phỏng theo quyển André Cornélis của Paul Bourget, và nếu đúng như thế, có tất cả 13 tác phẩm cảm tác hay phóng tác từ các tác phẩm ngoại quốc.
    Tuy ông cảm tác từ tiểu thuyết của Pháp (trừ quyển Crimes et châtiment cảm tác từ Dostoievski, văn hào Nga) nhưng tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chẳng có hơi hám gì với tác phẩm gốc.
    # 4999
      05 tháng 10, 2012 23:35   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

    Chủ đích tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
    Tuy tiểu thuyêt của Hồ Biểu Chánh có nhiều thể loại khác nhau, từ ái tình đến phiêu lưu, từ lịch sử đến xã hội, nhưng tất cả các tiểu thuyết trên đều hướng về hai chủ đích chính; phác họa xã hội và quảng bá đạo lý.
    • Hồ biểu Chánh là nhà văn phong tục
    Ðược đi nhiều nơi và có dịp tiếp xúc nhiều với nhiểu hạng người, Hồ Biểu Chánh có một kiến thức phong phú về xã hội miền Nam qua tất cả các hạng người, từ giới giàu có đến giới cùng đinh, từ người lưu manh đến kẻ lương thiện, ở nông thôn cũng như ở thành phố. Ông xây dựng tiểu thuyết của ông với các hạng người trên trong một đất nước Nam Kỳ thuở giao thời giữa hai nền văn hoá cũ và mới . Nói chung, ờ nông thôn cũng như ở thành thị, tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết của 2 thế giới quyền thế và bị trị, đối tác nhau trong một xã hội Nho học đang bị dao động dữ dội trong một nền văn hóa Tây phương.
    - Ở nông thôn:
    - Giới quyền thế ở nông thôn là giới điền chủ độc ác, tham lam, tìm mọi cách để ức hiếp bóc lột dân lành, (Khóc thầm, Con nhà nghèo). Tuy nhiên, không phải tất cả địền chủ đều gian ác, xấu xa, vẫn có những điền chủ tốt bụng, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người nghèo (Hội đồng Chánh trong “Khóc thầm“, Hương quản Tồn trong “Cha con nghĩa nặng“).
    Bên cạnh giới địền chủ, là các hương chức trong ban hội tề. Độc giả lần lượt nhận thấy chân dung và hành động của 12 chức sắc trong ban hội tề với tất cả bản chất thiện và ác. (Ban Hội tề theo sắc lệnh năm 1927 có 12 chức vụ là : hương cả, hương chủ, hương sư, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương thân, hương hào, hương bộ, hương quản, xã trưởng, chánh lục bộ)
    - Về giới nghèo khổ ở nông thôn, HBC đặc biệt chú tâm đến giới tá điền, làm lụng vất vả quanh năm mà luôn bị nợ nần, áp bức bởi giới điền chủ, bọn cường hào ác bá.
    Trong, Con nhà nghèo, Cai Tuần Bưởi, sau khi dầm mưa dãi nắng suốt năm, gặt lúa được 320 giạ thị phải nôp lúa ruộng cho chủ điền hết 300 giạ « thế thì cực nhọc trót một năm trường dang nắng cầm cày, dầm mưa nhổ mạ, chỉ còn có 20 giạ mà thôi. Mà trong đó còn phải đong lúa mướn trâu, còn phải trả tiền công cấy, thì còn dư nỗi gì »
    Trong Ngọn cỏ gió đùa, Lê Văn Đó vì quá nghèo đói phải liều thân đi ăn trộm nồi cháo heo để cứu đói cho mẹ già và đàn cháu nhỏ để bị bắt và phải nhận hình phạt 5 năm tù. Vượt nguc bị bắt lại, Lê Văn Đó bị kêu án 20 năm chỉ vì nồi cám cho heo ăn.
    - Ở thành thị:
    Đời sống nghèo khổ của giới lao động , làm thuê làm mướn kiếm cơm từng ngày một, cuộc sống không ngày mai, chui rúc trong các ngôi nhà xiêu vẹo, trong các ngõ hẽm tăm tối, thiếu ăn, đã được HBC đề cập đến trong nhiều tác phẩm, đặc biệt trong Lạc Đường.
    Trong Lạc Đường, Hai Cư vác hàng ở bến tàu bì thùng hàng đè, nhưng chỉ được đưa vô nhà thương thí, cặp rằng Mậu vì túng thiếu phải đi ăn cướp để rồi vô tù. Giới gái điếm (gái ăn sương) và bọn trẻ bán báo cũng là hai hạng người được Hồ Biểu Chánh đưa vào tiểu thuyết.
    Ngoài ra, ông còn đề cập đến giới thông ngôn ký lục, giới thượng lưu, trưởng giả những kẻ nịnh bợ Tây, sợ sệt quan trên, bắt nạt dân lành, ăn chơi trác táng, trọng tiền tài danh lợi , xem nhẹ nhân nghĩa ( Nợ đời, Cười gượng)
    Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không chỉ mô tả thực trạng xã hội mà còn đề cập đến những phong tục làm nền cho xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX . Là một trí thức tân học nhưng thấm nhuần Nho giáo, Hồ Biểu Chánh có tư tưởng dung hoà cũ và mới, trái với lập trường của Tự Lực Văn Đoàn là đoạn tuyệt với cái cũ. Theo ông cái cũ và cái mới đều có hay dở riêng, điều cần thiết là phải biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp của cũ và mới để áp dụng trong cuộc sống cho hài hòa,
    Trong hôn nhân, ông đã đề cập đến những khía cạnh tiêu cực của những hủ tục như cưỡng bách hôn nhân (Ai làm được, Lời thề trước miểu), vụ lợi trong hôn nhân (Nhân tình ấm lạnh, Tỉnh mộng,Thầy thông ngôn), tự do hôn nhân (Cười gượng), tiền dâm hậu thú, (Ai làm được, Chút phận linh đinh) môn đăng hộ đối (Sống thác với tình), tục nôm vợ ( con nhà giàu lỡ chửa hoang thì thuê một chàng trai cưới để bảo vệ danh giá như trong Tỉnh Mộng ), sinh con trai nối dõi (Nợ đời).
    Ngoài ra, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn đề cập đến hiện tượng tranh giành gia tài (Nhân tình ấm lạnh), mẹ ghẻ cha ghẻ (Mẹ ghẻ con ghẻ, Ai làm được) mê tín dị đoan, cảnh cưỡng hiếp, ngoại tình (Chúa tàu Kim quy, Thầy thông ngôn, Cha con nghĩa nặng). Ðặc biệt, án mạng thường xuất hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh (Khóc thầm, Thầy thông ngôn, Cha con nghĩa nặng.)
    # 5000
      05 tháng 10, 2012 23:42   Văn thơ - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

  • Hồ Biểu Chánh là một nhà văn đạo lý
  • Tuy đa số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết xã hội và phong tục, Hồ Biểu Chánh không phải là nhà phong tục học hay xã hội học. Ông viết tiểu thuyết xã hội, phong tục cốt là để quảng bá đạo lý. Quan niệm «văn dĩ tải đạo» đã được ông xác nhận trong tập ký ức « Đời của tôi về văn nghệ» như sau :
    Viết tiểu thuyết để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại quang minh hay như trong tiểu thuyết Bức thơ hối hận với cái tựa « Uống trà ngon nhắc chuyện cũ», ông viết : Phải viết đặng ghi cái hay cái dở của nhơn tình thế thái về khoảng đời trụy lạc mà để lại cho em cháu đời sau được biết chỗ thấp chỗ cao. Phải viết đặng chỉ đường vạch nẻo cho con cháu trong nhà ngó thấy…
    Cùng rao giảng đạo lý như cụ Đồ Chiểu, nhưng ông theo một con đường khác với Nguyễn Đình Chiểu. Ông NĐC rao giảng đạo thánh hiền như một ông thầy dạy học trò, như một người cha dạy con, nói khác đi bằng áp đặt với những lý luận cao siêu,hiền triết. Hồ Biểu Chánh quảng bá đạo lý như một người kể chuyện, dùng những hệ lụy của cuộc đời, để người dân tự tìm cho mình một hướng đi, một thái độ. Tác dụng của cảm hóa thâm trầm, sâu sắc hơn và độc giả nhớ rất lâu câu chuyện qua cái ý hướng đạo lý mà Hồ Biểu Chánh muốn chuyên chở trong tác phẩm.
    Kết Luận
    Qua thân thế và sự nghiệp của nhà văn Hồ Biểu Chánh, đa số các nhà phê bình văn học cận đại đều xác nhận ông là một nhà văn lớn của miển Nam. Lẽ ra, phải nói đúng hơn là nhà văn lớn của Nam Kỳ, tên gọi vùng địa lý của thời Hồ Biểu Chánh, chứ không phải miển Nam của thời kỳ đất nước qua phân, nhưng bởi lẽ người VN đã sống qua những kỷ niệm lịch sử đau buồn, những danh từ như Nam Kỳ,Trung Kỳ, Bắc Kỳ có thể gợi lên những âm hưởng phân chia lạc điệu.
    Và trong cái âm hưởng phân chia nầy, chúng tôi muốn nhắc lại đây lời tâm sự của GS
    Nguyễn Văn Trung, nguyên Khoa Trưởng Đại học Văn KhoaSaigon.
    Ông viết :
    «Dạy văn học trên 20 năm ở miền Nam, nhưng mới chỉ đọc Hồ Biểu Chánh gần đây vì trước đây khinh chê, không thèm đọc »
    Sau khi đọc xong, nhận thấy tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thật cảm động, thật hay, thật hấp dẫn. Một người bạn lớn tuổi của ông đã thú nhận, với ông : « chả nhẽ tôi trên 60 tuổi rồi mà còn bị xúc động như muốn rơi nước mắt» . GS Trung đặt ra câu hỏi: «Tại sao một cuốn truyện sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn hấp dẫn, gây xúc động với người ở một địa phương khác với địa phương của tác giả. ? (Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, nxb Văn nghệ TPCCM, 1999, tr. 677)
    Ông Bùi Xuân Bào, nguyên Khoa Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Saigon, trong luận án tiến sĩ (luận án phụ) của ông tựa là Le roman vietnamien contemporain: tendances et évolution du roman vietnamien contemporain1925-1945 trình ở đại học Sorbonne năm 1961, ông cho rằng một kiệt tác (chef-d’oeuvre) là một tác phẩm hoặc được độc giả ưa thích lúc đương thời và mãi mãi về sau, hoặc được ưa thích tại địa phương của tác giả và cả các địa phương khác. Nói khác đi, một kiệt tác là một tác phẩm vượt thời gian và không gian.
    Nhà biên khảo Thụy Khuê thì càng chính xác hơn cho rằng tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có tính hiện đại, nghĩa là không bị lỗi thời vì nó gắn bó với hai yếu tố là đồng đại (synchronique) và lịch đại (diachronique), nói cách khác nó có bản chất vượt thời gian.
    Hãy nghe lời ông Huyện hảm Tân nói với ông chủ quận trong tác phẩm Cư Kỉnh:
    Hiện nay sự tồi tệ của mình nó tràn lan cùng hết, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Trong nhà trường, thì học trò không biết cung kính mang ơn thầy, mà cũng khổ, có nhiều thầy không biết kính trọng cái thiên chức giáo dục, coi môn đệ là kẻ nạp lương cho mình xài mà thôi. Trong gia đình thì vợ không biết kính trọng chồng, mà nhiều ông chồng cũng không biết thương yêu vợ; con không biết ơn sanh thành dưỡng dục, mà nhiều cha mẹ cũng không cần dạy dỗ con; anh không biết thương em, mà em cũng không biết kính trọng anh, còn xã hội thì quá lắm, mọi người đều đuổi theo một chủ nghĩa này: “Kiếm tiền cho nhiều đặng ăn xài cho ngỏa nguê sung sướng” kiếm tiền mà không ưa cần lao, dùng phương chước tốt xấu gì cũng được, miễn là được đồng tiền là thôi, không kể nhơn nghĩa, không kể liêm sỉ, không kể danh dự.
    Dựa theo nhận định của GS Trung về hiện tượng bỏ quên (không được biết) và bỏ qua (biết nhưng vì đánh giá thấp nên không được xét đến) các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng như quan điểm của GS Bào và nhà biên khảo Thụy Khê về bản chất vượt thời gian của của một tác phẩm, từ các nhận định trên, người viết xin được kết luận: Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn của miền Nam và của Việt Nam.
     
    Lâm Văn Bé
    # 5001
      07 tháng 10, 2012 22:34   Đề nghị dự án cho QTTT76 - Nguyen Pham viết:
    Chủ đề:

    Thưa các bạn,

    Mấy ngày qua Nguyên tui đã thay mặt BĐH QTTT76 gửi tiền trợ cấp khó khăn cho 2 bạn La thu Chinh và Trần xuân Hồng, mỗi người 2.000.000 VNĐ, số còn lại của số tiền 200 ÚSD mà BĐH đã duyệt sẽ được gửi tiếp vào ngày 15/12/2012 theo lệnh của cụ M.

    Ngoài ra Nguyên tui cũng đã gửi tiền hổ trợ học phí cho con của 6 bạn Lý minh Sơn, Nguyễn kim Giao, Đào minh Đức, Huỳnh anh Dũng, Tống phước Vĩnh và Trần xuân Hồng, mỗi trường hợp 500.000 VNĐ. Tiền hổ trợ học phí niên khóa 2012-2013 đã được duyệt cho mỗi trường hợp là 4.500.000 VNĐ sẽ được thực hiện làm 9 tháng từ tháng 10/2012 đến tháng 06/2013. mỗi tháng 500.000 VND. ( Riêng bạn Vĩnh chiều nay sẽ nhận được qua chuyển khoản )

    Cho tôi được thay mặt các Be có tên trên cám ơn BĐH QTTT76 và toàn thể các Be đã đóng góp vào sự chia sẽ này.

    Chào thân ái.

     

    Nguyên

    # 5002
      07 tháng 10, 2012 22:45   Đề nghị dự án cho QTTT76 - Nguyen Pham viết:
    Chủ đề:

    Thưa các bạn,

    Ngày 04/10 vừa qua trong buổi tiệc mừng đón tiếp 2 Be ngoại là Nguyễn quốc Huy và Nguyễn bảo Thạch.

    Quá vui và quá hứng nhưng không quên nhiệm vụ của cụ M là xin tiền đóng góp vào QTTT76, Nguyên tui đã " móc " được của 2 bạn nhậu Giáo Dũng 1.000.000 VNĐ và Phó tổng Quới 500.000 VNĐ.

    Cho Nguyên tui được thay mặt BĐH QTTT76 cám ơn sự chia sẽ của Giáo Dũng và Phó tổng Quới.

     

    Thân chào

     

    Nguyên

     

     

     

    # 5003
      08 tháng 10, 2012 10:29   Thông báo - Nguyễn Quốc Bảo viết:
    Chủ đề:

    Các Be thân,

    Dưới đây là tấm hình chụp ngày kỷ niệm Rước Lễ lần đầu của năm 10ème chụp chung với Frère Félicien, Cha Paulus Mười và Frère Jourdain.

    Bảo chỉ nhận ra được vài Be ! Nếu các Be nào có nhận ra mình trong hình này thì xin bổ túc thêm !

    Quốc Bảo

     

    1. Nguyễn Quốc Bảo

    2. Vũ Khánh Cường

    3. Nguyễn Quốc Thái

    4. Thầy Hường ?

    # 5004
      08 tháng 10, 2012 14:29   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
    Chủ đề:

    Em ơi nếu mộng không thành thì sao

    Anh đây nào có ướt ao bao giờ

    Đường xưa hờ hững lững lờ vắng quanh

    Ngõ củ quạnh vắng trống canh âm thầm

               Xa xa ãm đạm não nùng cuối mây

               Tiếc thương đây đó cây rung nhũ lòng

               Xào sạt trong gió kết thành liễu

               Chiều sương mờ khuất vầng thơ nên hình

                          Màn đêm tĩnh mịch cô tình lữ nhân

                          Đêm khua nâng chén cùng trăng với mình

                          Nhũ thương hình bóng người xưa năm nào.

    # 5005
      10 tháng 10, 2012 05:11   Thông báo - Nguyen Pham viết:
    Chủ đề:

    Hôm nay cho Giáo tui được báo tin vui cùng các Be là Giáo tui đã nhận được mail và phone nói chuyện được với HUỲNH THIỆN THÔNG.

    Mừng quá Giáo tui đã mail báo riêng cho một số bạn bè biết.

    Thông hiện đang ở Melbourne, ai muốn liên lạc thì có thể hỏi Giáo tui, Tom Chu, Lý hưng Ngọc, Nhị ca Hòa hoặc Bồ của cụ M là Lê như Trầm, hahaha.

     

    Nguyên

    # 5006
      10 tháng 10, 2012 20:44   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
    Chủ đề:

    Em ơi nếu mộng không thành thì sao
    Anh ơi sao gọi mày tao vậy
    Nắng nóng đến nên "nhè" vài câu
    Có gì đâu lại "quăng" cau cùng trầu
            Không phải đâu...tại em "ngầu" qúa đi
            Nên anh khi đến, khi đi lầm bầm
            Nói gì lẫm bẫm như "hầm" bánh bao
            Làm gì nào có chuyện "trao"nhẫn vàng
                    Khỏi "cưới" càng thấy lòng tràn niềm vui
                    Khỏi phải "vùi" lấy đời tui theo nàng
                    Thôi thì nàng cứ..lấy chàng khác đi.

    # 5007
      10 tháng 10, 2012 21:48   Đề nghị dự án cho QTTT76 - Lý Hưng Ngọc trả lời:
    Chủ đề:

    LÝ HƯNG NGỌC
    Thưa các bạn.                                                                                                                                                    Để tiếp theo Nguyên , Ngọc vào cuối tuần vừa qua đã trao Lâm kỳ Trân 200 Đô mà BĐHQTTT76 đã đồng thuận giúp cho Be Trân khi gặp chuyện không may xảy đến. Nhưng LKTrân đã không nhận , và muốn chuyển số tiền nầy về giúp các Frère ở Mai Thôn hoặc Be nào ở VN cần tới và xin chuyển lời cám ơn về BĐHQTTT76.Và Ngọc cũng xin báo cáo , thât là xúc động và hân hoan,  ĐẶNG VINH, hiện đang ở Washington DC, đã gởi 200 Dollar tặng vào QTTT76 về địa chỉ cuả Ngọc. Ngọc xin đại diện QTTT76 tại Hoa kỳ xin trân trọng cám ơn 2 bạn LÂM KỲ TRÂN và ĐẶNG VINH đã có lòng nghĩ tới các cháu và các bạn Taberd đang gặp khó khăn tại quê nhà. Mong rằng BĐHQTTT76 sẽ không lam̀ các bạn thất vọng khi các bạn đã tin tưởng giao phó.
    Thân chào.
    # 5008
      11 tháng 10, 2012 05:30   Văn thơ - Nguyen Pham trả lời:
    Chủ đề:

    Em ơi nếu mộng không thành thì sao?

    Mua viên thuốc chuột uống vô thành liền.

    Ngày xưa Giáo tui hay hát vậy đó, may là .... vẩn còn đây.

     

    Nguyên

    # 5009
      11 tháng 10, 2012 08:44   Văn thơ - Trần Quốc Thắng viết:
    Chủ đề:

    Ước gì anh lấy được nàng

    Thì anh sẻ bán chĩ vàng bấy lâu

    Mua sắm lễ cưới dâng trầu

    Còn dư anh sắm cần câu ra đồng

          Tát nước bắt cá trên sông

          Chẻ tre đan nón thủ công ra nghề

          Đập đá thì khỏi phải chê

          Nặng tượng đồ gốm là nghề cha ông

               Từ nay anh khỏi đi "rông"

               Bỏ nhậu, bỏ nhẹt nhưng không bỏ nghề

               Bà con cô bác khỏi chê

               Em thương thì hãy nhận "kê" rượu này

                      Mong em đừng có lấy tây

                      Tại vì anh thấy mình đây hơn người

                      Chỉ có cái tội ham lười

                      Không thôi chút nữa hơn mười thằng tây

    Trang: 1 / 4       Qua trang: